Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chât lượng cao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phu yên (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các

cho các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thu hút nguồn nhân lực là chức năng đầu tiên của quá trình quản trị nguồn nhân lực, nhưng chịu tác động của rất nhiều yếu tố:

1.4.1. Môi trường bên ngoài và bên trong của tổ chức

- Các yếu tố môi trường bên ngoài tổ chức như: sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, điều kiện sống của đất nước, địa phương; các chính sách, pháp luật về lao động; các yếu tố văn hóa dân tộc, vùng miền, địa phương và cả cá nhân người được thu hút, tuyển dụng; vấn đề cạnh tranh thu hút nhân lực của các tổ chức, địa phương và quốc gia khác nhau và khả năng cung ứng của nguồn nhân lực các cơ sở đào tạo…

- Các yếu tố môi trường bên trong tổ chức như: Kế hoạch, chiến lược và cách thức thực hiện thu hút NNLCLC; cơ chế khuyến khích, tạo động lực của người đứng đầu đối với NNLCLC; chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, môi trường và điều kiện làm việc; yếu tố động viên, bao gồm khen thưởng, đánh giá và phát triển.

Các yếu tố trên đều có tác động, ảnh hưởng lớn đến quá trình thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực. Thu hút NNLCLC cần chú trọng các yếu tố: sự phát triển và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Kế hoạch, chiến lược và cách thức thực hiện; cơ chế khuyến khích, tạo động lực của người đứng đầu; chế độ đãi ngộ cả vật chất và tinh thần; môi trường làm việc và các giá trị cá nhân.

1.4.2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn là một nhân tố gián tiếp để giúp cho sự phát triển này. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra miền đất lành cho nhiều người nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao di trú về làm việc tại địa phương.

Người lao động di trú tới đâu, ngoài các điều kiện công ăn, việc làm thì môi trường sống, nhất là điều kiện tự nhiên, với họ cũng chính là lợi ích họ nhận được hoặc chi phí mà họ phải trả. Một nơi có điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt thì cũng khó để thu hút hay sẽ tốn kém hơn cho thu hút.

1.4.3. Chính sách của Nhà nước

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành về thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng NNLCLC nói riêng, hầu hết các địa phương đã thể chế hóa văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và ban hành chính sách thu hút riêng cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, tuy chưa ban hành chính sách riêng đế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, song các Bộ, ngành đã vận dụng và lồng ghép các quy định của Nhà nước trong quá trình tuyển dụng, hoặc thông qua các chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức nhằm thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhân lực của cơ quan đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế và tình hình phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao và phức tạp.

Đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước: đa số đã có văn bản riêng để thực hiện thu hút, đào tạo, bồi dưỡng NNLCLC về làm việc ở địa phương mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh không có chính sách thu hút NNLCLC do điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh còn khó khăn và do quan niệm nếu có chính sách riêng để thu hút NNLCLC sẽ tạo ra sự bất hợp lý về quyền lợi, thu nhập giữa người được thu hút với cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng đang công tác tại tỉnh. Số lượng, hình thức văn bản, thời gian ban hành, chế độ đãi ngộ để thu hút NNLCLC ở các địa phương cũng rất khác nhau.

1.4.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Sự phát triển và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Kinh tế - xã hội phát triển, tạo các điều kiện thuận lợi cho con người làm việc và sinh sống, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, nhất là những người có trình độ cao như: kết cấu hạ tầng tốt; các dịch vụ phục vụ con người đầy đủ (bao gồm giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí…), môi trường học tập, nghiên cứu sẽ tốt hơn và dĩ nhiên có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho người có trình độ cao, từ đó mức thu nhập của họ sẽ cao hơn nơi khác. Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tạo điều kiện tăng thu ngân sách để các địa phương có điều kiện để tăng nguồn kinh phí hỗ trợ, kêu gọi các đối tượng về làm việc. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng của di cư, “chảy máu chất xám” trên thế giới và cả trong nước.

Ngày nay, với công nghệ hiện đại, hệ thống thông tin rộng khắp và minh bạch hơn, người có trình độ cao có thể tìm hiểu rõ sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, điều kiện sống cũng như chính sách và triển vọng phát triển của các địa phương để quyết định lựa chọn nơi làm việc của mình.

Tuy nhiên, qua thực tiễn kinh nghiệm, với đặc điểm văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng miền, cho nên, dù có sự chênh lệch mức sống, điều kiện sống cũng có thể thu hút được nhiều người. Bởi, đối với những người trình độ cao có tâm huyết, có nhu cầu đóng góp cho sự phát triển của địa phương, cho Nhà nước thì sự chênh lệch trên chưa phải quyết định tất cả, mà sự tin tưởng vào chính sách, triển vọng phát triển của địa phương là một động lực quan trọng để thu hút họ.

1.4.5. Nguồn nhân lực của địa phương

Nguồn nhân lực của địa phương cũng là một nhân tố quyết định trong nguồn cung NNLCLC. Như đã phân tích, NNLCLC ngoài yêu cầu trình độ cần có nhiều phẩm chất, với tư cách ‘người phục vụ”, nên các yếu tố địa phương, am hiểu văn hóa, phong tục vùng miền cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả phục

vụ công dân. Vì vậy, NNLCLC tại địa phương có vai trò quan trọng trong các cơ quan Nhà nước nói chung và CQCM thuộc UBND cấp tỉnh nói riêng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực, ở các địa phương có ít cơ sở đào tạo trình độ cao cũng như điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển, sẽ khan hiếm NNLCLC và tất nhiên phải tập trung thu hút để bổ sung.

1.4.6. Các nguồn lực để thu hút

Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong nền kinh tế hiện đại, thị trường lao động đã hình thành và phát triển, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về NNLCLC. Để tiến hành thu hút NNLCLC, nhất thiết phải huy động các nguồn lực thực thi chính sách thu hút để duy trì nguồn nhân lực này.

Tất cả các quá trình này đòi hỏi phải có nguồn tài chính để thực hiện chế độ đãi ngộ vật chất cần thiết, các chi phí xây dựng, quảng bá, xúc tiến và triển khai chính sách… phù hợp với mặt bằng chung của địa phương, khu vực. Trong việc duy trì nguồn nhân lực thu hút được cần có thêm những chế độ, chính sách riêng trong đầu tư phục vụ hoạt động, các điều kiện vật chất khác như nhà cửa, trụ sở, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… kể cả trong sử dụng, đào tạo phát triển. Tuy nhiên, đây phải được coi là chi phí đầu tư phát triển của địa phương, vì nó chính là chi phí nhằm gia tăng vốn con người của địa phương.

1.4.7. Sự cạnh tranh của các địa phương khác trong khu vực

NNLCLC vốn không nhiều nên sự cạnh tranh để thu hút hiện nay rất gay gắt và khó khăn, nhất là những địa phương còn khó khăn về kinh tế - xã hội, hạ tầng chưa phát triển như tỉnh Phú Yên. Do vậy, muốn giành được ưu thế trong cạnh tranh thì ngoài chính sách thu hút có nhiều ưu đãi còn phải đánh giá chính xác tình hình thị trường lao động, đối tượng cần thu hút để có giải pháp, biện pháp thu hút thích hợp cho từng lĩnh vực trong CQCM thuộc UBND cấp tỉnh.

Hiện tại, nhiều địa phương trong khu vực miền Trung cũng như cả nước, để thực hiện chính sách thu hút NNLCLC, các tỉnh, thành phố lớn vẫn dành một lượng ngân sách lớn để hỗ trợ cho đối tượng thu hút. Nhiều địa phương còn tổ chức một cơ quan chuyên trách để tiến hành các hoạt động thu hút nguồn nhân

lực chất lượng cao. Điển hình là thành phố Đà Nẵng - một trung tâm kinh tế lớn, có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhất ở miền Trung. Nhưng, Đà Nẵng là một trong số ít những địa phương của cả nước đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao về làm việc tại các cơ quan nhà nước, đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chât lượng cao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phu yên (Trang 40 - 44)