hội nhập và phát triển”
Hưởng ứng phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” do Thủ tướng Chính phủ phát động, Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường triển khai có hiệu quả phong trào của Chính phủ và phát động phong trào“Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập và phát triển”. Cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ về “3 đồng hành, 5 hỗ trợ” đối với doanh nghiệp tại các chương trình, kế hoạch hành động của Thành phố. Với mục tiêu đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển có sức cạnh tranh cao, đổi mới, sáng tạo để phát triển. Thành phố quyết tâm đổi mới để cả bộ máy hành chính cải cách theo hướng: “Xác định lấy người dân và doanh
đầu tư, của các doanh nghiệp chính là sự thành công của Thành phố”. Thành
phố đã ban hành các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của cả nước, nơi kết nối các nguồn lực của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng.
Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thực hiện nghiêm quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính đã được công bố. Tiếp tục khuyến khích khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng an toàn, thân thiện, hiệu quả. Đảm bảo cho doanh nghiệp bình đẳng trong kinh doanh, tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh; thực hiện nghiêm các quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Tích cực chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ công tác thoái vốn, sắp xếp, cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Đối với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020, Thành phố thực hiện cổ phần hóa 15 doanh nghiệp; Thành phố thực hiện cổ phần hóa 15 doanh nghiệp và thoái vốn tại 101 doanh nghiệp. Đến nay, đã thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của 15/15 doanh nghiệp; hoàn thành phương án cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 04/34 doanh nghiệp; hoàn thành thoái vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại 24/67 doanh nghiệp, Cơ cấu lại 05 doanh nghiệp khối thủy lợi (Công ty TNHH một thành viên: Đầu tư phát triển Thủy lợi Mê Linh; Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ; Thủy lợi Sông Tích; Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy; Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội).
Triển khai hiệu quả mô hình “Cơ quan Đăng ký kinh doanh thân thiện”, hướng đến nền hành chính phục vụ, đem lại sự hài lòng, thuận tiện cho tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Tích cực triển khai các giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian đi lại, chờ
đợi của các cá nhân, doanh nghiệp khi nhận kết quả thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp... Thực hiện rà soát quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng, cắt giảm thời gian giải quyết trong nội bộ nhằm phản hồi tính hợp lệ của hồ sơ đến doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Triển khai dịch vụ công mức độ 3, 4 đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, hợp tác xã. Hồ sơ doanh nghiệp đăng ký trực tuyến mức độ 3 đạt tỷ lệ 23%, mức độ 4 đạt 23%. Hồ sơ trực tuyến đã được ưu tiên rút ngắn thời gian giải quyết, như: đăng ký thành lập mới doanh nghiệp qua mạng trong 02 ngày làm việc (trước 01 ngày so với yêu cầu của Luật Doanh nghiệp) và trả kết quả sau 2 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ bằng bản giấy tại cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu (giải quyết hồ sơ trong 1 ngày/quy định của pháp luật là 3 ngày làm việc), chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh (giải quyết hồ sơ trong 3 ngày/quy định của pháp luật là 5 ngày làm việc); thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (giải quyết hồ sơ trong 2 ngày/quy định của pháp luật là 3 ngày làm việc). Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp luôn đứng trong top đầu cả nước (xếp thứ 5/63). Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 20,28 tỷ USD, gấp 3,24 lần so với giai đoạn (2011-2015). Năm 2018 và 9 tháng đầu năm 2019, Thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút FDI sau hơn 30 năm hội nhập. Từ năm 2016 đến tháng 9/2019 có hơn 93.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 22,5% so với cả giai đoạn (2011 – 2015); Hiện tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là khoảng 267.290 doanh nghiệp.
Lãnh đạo các cấp của Thành phố thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời các khó khăn, các nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả các cam kết trong chương trình “Hà Nội - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” qua các năm 2016, 2017, 2018 nhằm giới thiệu danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP và các dự án theo hình thức xã hội hóa. Xây dựng hệ thống Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố vững mạnh làm điểm bứt phá, là cầu nối giữa doanh nghiệp
với chính quyền Thành phố, để chính sách hỗ trợ của Thành phố đến được với nhiều doanh nghiệp nhất.