Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thi đua, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo công tác thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nói riêng đạt hiệu quả.

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật chung về thi đua, khen thưởng như: Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ hiện có những nội dung quy định chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là những hạn chế, bất cập về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp , Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung để đảm bảo công tác thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp đạt hiệu quả, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể như sau:

- Về tiêu chuẩn, điều kiện, xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:

Khoản 7, Điều 2Thông tư số 12/2019/TT-BNV quy định: khi khen thưởng đối với tập thể có tổ chức Đảng, đoàn thể thì tổ chức Đảng, đoàn thể phải được đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Số lượng cơ quan, đơn vị đủ tiêu chuẩn xét tặng rất hạn chế do hiện nay, theo quy định xét thi đua, khen thưởng của cơ quan Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tỷ lệ % được công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không quá 20%.

Đề nghị quy định rõ hơn nội dung Khoản 5 Điều 2, Thông tư số 12/2019/TT-BNV. Lý do: quy định này chỉ lấy kết quả khen thưởng theo công trạng và thành tích làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; kết quả khen thưởng theo đợt (chuyên đề) được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Trong khi đó, Điều 3 Nghị

định số 91/2017/NĐ-CP chỉ quy định hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

- Về thẩm quyền xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: Đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến” đối với các tập thể thuộc doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tập thể này.

- Về thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng:

Để đảm bảo việc xét khen thưởng đối với doanh nghiệp được chính xác, công bằng, đề nghị quy định thời hạn trình “Cờ thi đua của Chính phủ” đối với khối doanh nghiệp là trước ngày 30/6 hàng năm.

Lý do: Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, thời gian trình hồ sơ đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” trước ngày 31/3 hàng năm. Trên thực tế, thời điểm này là thời hạn các doanh nghiệp có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính (một thành phần tài liệu được yêu cầu trong hồ sơ đề nghị khen thưởng doanh nghiệp).

Về số năm phải báo cáo kiểm toán: Đề nghị quy định rõ báo cáo kiểm toán trong thời gian bao nhiêu năm đối với danh hiệu thi đua “Cờ thi đua của Chính phủ”.

Lý do: Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 12/2019/TT-BNV quy định: Đối với doanh nghiệp đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” thuộc đối tượng kiểm toán phải có báo cáo kết quả kiểm toán. Thực tế hiện nay hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” được yêu cầu phải có báo cáo kiểm toán trong thời gian 5 năm là chưa phù hợp do danh hiệu này được xét tặng hàng năm.

Đề nghị nghiên cứu quy định thành phần hồ sơ đơn giản hơn khi thực hiện trình và xét khen thưởng khối doanh nghiệp theo chuyên đề.

Lý do: Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ của doanh nghiệp và người đứng đầu doanh nghiệp được đề nghị khen thưởng (khen cấp Nhà nước và cấp bộ, tỉnh) phải minh chứng việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)… Thực hiện quy

định này, đơn vị trình khen và cơ quan xét khen thưởng cần có them thời gian lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, do vậy, việc khen thưởng theo chuyên đề không đảm bảo tính kịp thời.

- Về tuyến trình:

Cần có quy định cụ thể hơn về cơ quan trình khen thưởng đối với các ngân hàng thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân.

Lý do: Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với Quỹ tín dụng nhân dân. Nghị định không quy định tuyến trình khen thưởng cho các ngân hàng thương mại (có vốn nhà nước hoặc không có vốn nhà nước). Trên thực tế, các ngân hàng thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng Nhà nước các cấp, căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực hiện tuyến trình khen thưởng.

- Về hiệp y khen thưởng:

Điều 47 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định việc lấy ý kiến hiệp y khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước của các cơ quan có liên quan do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo việc khen thưởng kịp thời, đề nghị xây dựng quy phạm tùy nghi đối với việc chuẩn bị hồ sơ lấy ý kiến hiệp y khen thưởng như sau: “đơn vị trình khen thưởng có thể chủ động làm văn bản xin ý kiến của các cơ quan có liên quan”.

Đề nghị Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương gửi kèm hồ sơ đề nghị hiệp y khen thưởng của đơn vị khi phát hành văn bản đề nghị UBND Thành phố hiệp y khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân thuộc các Bộ, ban, ngành Trung ương.

- Về quy định công khai và lấy ý kiến nhân dân đối với tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng:

Đề nghị quy định tùy nghi về thời điểm công khai tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng “…trước hoặc sau khi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh họp xét khen thưởng tùy theo tình hình thức tế tại địa phương”. Lý do: Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2019/TT-BNV quy định thời điểm này là: “…trước khi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh họp xét khen thưởng” chưa phù hợp với thực tiễn quy trình xét khen thưởng (Khoản 10

Điều 45 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP chỉ quy định Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trước khi trình khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải lấy ý kiến nhân dân trên các phương tiện truyền thông của bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể (Cổng thông tin điện tử, Tạp chí, Báo, ngành địa phương...).

Cùng với việc kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về công tác thi đua,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)