Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác thi đua, khen thưởng là hoạt động nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng.
Hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được đổi mới; thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ để phát hiện những khuyết điểm, hạn chế, tiêu cực mà còn qua đó để khuyến khích, phát huy những yếu tố tích cực, hoặc trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc phát sinh. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được xây dựng kế hoạch một cách khoa học, hợp lý cả về thời gian, chương trình, nội dung, thành phần, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, học viên đã đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội về hoàn thiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; tăng cường công tác tuyên truyền; thực hiện tốt công tác khen thưởng; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và đề ra những giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về thi đua, khen thưởng.
Những giải pháp này có thể thực hiện đồng bộ hoặc thực hiện riêng lẻ tại từng thời điểm, có thể giúp cho công tác thi đua, khen thưởng nói chung và thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đạt hiệu quả cao hơn giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Thi đua, khen thưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng là vấn đề rộng, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều ngành, lĩnh vực. Trong thời gian vừa qua, các chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng cũng ngày càng được hoàn thiện và đổi mới, tuy nhiên vận dụng vào từng phạm vi, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi cần tiếp tục có sự nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp.
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởngđối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởngđối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, sự quan tâm, phối hợp của các sở, ngành, chính quyền địa phương, sự chia sẻ, đồng hành của các hội đoàn thể và các doanh nghiệp, chắc chắn trong thời gian tới, công tác thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đạt những kết quả tích cực, phát huy được sức mạnh trong phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng, trở thành động lực thúc đẩy phong trào thi đua của Thành phố ngày càng phát triển, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội (2015), Kỷ yếu Đại hội thi
đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020, Hà Nội.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội (2018), Kỷ yếu Hội thảo
khoa học 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, Hà
Nội.
3. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính
trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới, Hà Nội
4. Bộ Chính trị (2004), Chỉ thị số 39 ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Hà Nội.
6. Các Mác (1998) Bộ tư bản luận, tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
8. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4,5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết
quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2015, Hà Nội.
10. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo kết
quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2016, Hà Nội.
11. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo kết
quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2017, Hà Nội.
12. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội (2018), Báo cáo kết
quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2018, Hà Nội.
13. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo kết
14. Lương Trường Giang (2018), “Pháp luật về thi đua, khen thưởng - Từ
thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp
và Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Hùng (2011), Những mốc son vàng trong phong trào thi đua yêu
nước, NXB Lao động Hà Nội, Hà Nội.
16. TS. Trần Thị Hà (2015), Công tác thi đua, khen thưởng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội.
17. Phạm Duy Hanh (2010), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Đề tài cấp tỉnh,Hà Nội.
18. Nguyễn Thu Hiền (2016),“Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng
đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
19. Đỗ Thúy Phượng (2010),“Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen
thưởng ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Luật, Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Hà Nội.
20. Phùng Ngọc Tấn (2016), Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam
hiện nay, Luận án Tiến sỹ luật học (2016), Hà Nội.
21. Bùi Hồng Thiết (2011),“Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động
thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
22. Lê Quang Thiệu (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua
yêu nước, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
23. GS.TS Hoàng Quốc Bảo (2018), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước – giá trị cốt lõi và ý nghĩa hiện nay Tạp chí Tuyên giáo.
24. Quốc hội (2003), Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
25. Quốc hội (2005), Luật số 47/2005/QH 11 sửa đổi, bổ sung một số điều
26. Quốc hội (2013), Luật số 39/2013/QH 13 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thi đua, khen thưởng 01/11/2003.
27. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2014), Chương trình hành động số 228/CTr-UBND ngày 31/12/2014 của về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2015 – 2020, Hà Nội.
28. UBND thành phố Hà Nội (2015), Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 01/4/2015 về việc thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến Thành phố.
29. UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố.
30. UBND thành phố Hà Nội (2017), Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày
26/01/2017 về việc ban hành Quy chế khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
31. UBND thành phố Hà Nội (2017), Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày
17/4/2017 về việc ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
32. UBND thành phố Hà Nội (2018), Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày
27/8/2018 về việc ban hành Quy định xét tặng, công nhận „Sáng kiến cơ sở” và xét tặng Bằng “Sáng kiến Thủ đô”.