- Về chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua của một số cấp ủy, chính quyền, hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố còn một số tồn tại, hạn chế:
Nhận thức về vị trí, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng ở một số cơ quan, tổ chức, người đứng đầu chưa đầy đủ, sâu sắc, còn nặng về biện pháp hành chính, tổ chức nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thực sự gắn với nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương, chưa tạo ra những tác động rõ nét tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua đối với doanh nghiệp chưa đồng đều ở các ngành, lĩnh vực, địa phương, nhất là những nơi không có mô hình cụm thi đua. Có nơi phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ chính doanh nghiệp; hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn chưa cao; nội dung, tiêu chí thi đua chưa cụ thể, chưa gắn với lợi ích của doanh nghiệp, người lao động. Một số sở, ngành, địa phương còn tình trạng công tác khen thưởng chưa gắn sát với phong trào thi đua, chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ để khen thưởng, còn tình trạng bình xét thi đua nể nang, cào bằng.
- Về thực hiện công tác khen thưởng
Mặc dù Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quy chế khen thưởng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, tạo cơ sở pháp lý quan trọng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng xét khen thưởng doanh nghiệp hàng năm, tuy nhiên việc thi hành pháp luật về khen thưởng đối với doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại sau:
Tổng số khen thưởng cấp Thành phố cho doanh nghiệp và cá nhân trong doanh nghiệp 5 năm qua là 2.141 lượt, bằng 4,4 % tổng số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng toàn Thành phố. Một số sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng cho doanh nghiệp rất hạn chế. Trong đó, nguyên nhân một phần từ việc khó đánh giá, thẩm định kết quả hoạt động, cũng như thành tích của doanh nghiệp. Ví dụ Quy chế khen thưởng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 07/10/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) , trong đó quy định Cục Hải quan Thành phố là đơn vị thường trực lĩnh vực khen thưởng chuyên đề xuất khẩu, tuy nhiên 4 năm qua Cục Hải quan Thành phố chưa giới thiệu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xét tặng Bằng khen trường hợp doanh nghiệp nào.
Về các tiêu chí khen thưởng của Quy chế khen thưởng doanh nghiệp, mặc dù đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 26/01/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, sau đó tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tại Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 07/10/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tuy nhiên, do đặc thù lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp rất đa dạng, nên có tiêu chí chỉ áp dụng phù hợp với đa số doanh nghiệp mà chưa phù hợp với tất cả doanh nghiệp. Ví dụ quy định tiêu chí lợi nhuận sau thuế thực hiện không thấp hơn năm trước được 10 điểm có thể áp dụng với đa số doanh nghiệp nhưng lại chưa hoàn toàn phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích.
Bên cạnh đó, một số sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã khi xét trình khen thưởng doanh nghiệp vẫn còn thực hiện qua loa, cảm tính, đánh
giá chấm điểm chưa đảm bảo theo tiêu chí quy định; một số doanh nghiệp báo cáo thành tích không trung thực, thủ tục, hồ sơ chậm muộn, không đảm bảo theo mẫu quy định gây khó khăn cho các cơ quan chuyên môn trong công tác tổng hợp, thẩm định khen thưởng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi đua khen thưởng; kiểm
tra, giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ; tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp chưa được một số cấp, ngành và địa phương thực sự quan tâm, còn thiếu các hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả.
Cơ quan tham mưu về thi đua, khen thưởng, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa thực sự chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, tham mưu đề xuất kịp thời cho lãnh đạo các cấp. Cơ chế hoạt động công tác thi đua, khen thưởng có nơi còn trùng lặp, chồng chéo, hiệu quả chưa cao, nhất là vai trò của Hội đồng Thi đua khen thưởng ở cơ sở.
Hoạt động của các cụm, khối thi đua doanh nghiệp tuy đã có nhiều đổi mới nhưng chưa thực sự phát huy được hết thế mạnh của từng đơn vị. Việc trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các phong trào thi đua, học tập các mô hình mới, cách làm hay giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong cụm thi đua còn hạn chế.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Nội dung Chương 2 đã đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020, từ đó chỉ ra những vấn đề thực tiễn, những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó tiếp tục đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm đảm bảo hiệu quả thi hành pháp luật về thi đua, khen thƣởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
3.1.1. Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng