Kết quả thực hiện một số phong trào thi đua khác của thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 67)

Hà Nội có liên quan đến doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp

- Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

Hưởng ứng phong trào “Cả nước xây dựng nông thôn mới”, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”; “Phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2016- 2020”. Thành phố đã nghiêm túc triển khai thực hiện, thành lập Ban Chỉ đạo đồng thời ban hành Kế hoạch số 20/KH- UBND ngày 25/01/2017 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 về Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020; Hướng dẫn số 434/HD-SNN ngày 21/12/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020.

Căn cứ tình hình thực tế, lựa chọn chính xác những công việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo, xác định khâu đột phá trong thực hiện Chương trình là công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, đã chỉ đạo xây dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ và bố trí nguồn lực kịp thời, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, một số sản phẩm tiếp cận được thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng lòng của đại bộ phận người dân nông thôn, đến nay về kết quả xây dựng nông thôn mới toàn Thành phố hiện có 06 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai và Gia Lâm; 325 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 84,2% số xã) và

03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt và cơ bản đạt bình quân 18,64 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 10 tiêu chí.Có 03 chỉ tiêu vượt trước 02 năm so với mục tiêu Chương trình đề ra là giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế/01 ha đất nông nghiệp, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên. Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến ước đạt 46,5 triệu đồng/người/năm. Đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn Thành phố đạt 86,06%, trong đó, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tại các huyện, thị xã đạt 83,53%. Có 100% số xã kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 3,65% (năm 2016), giảm xuống còn dưới 1,8% (cuối năm 2018). Phong trào xây dựng Nông thôn mới thật sự trở thành phong trào quần chúng sâu rộng và được Trung ương đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước.

Đạt được kết quả trên là do trong quá trình triển khai thực hiện, Thành phố đã luôn chủ động và triển khai linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế từng địa phương, lựa chọn chỉ đạo thực hiện các công việc có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung đẩy mạnh phong trào “Hiến đất làm đường mở rộng đường làng, ngõ xóm”, huy động các nguồn lực từ ngân sách, từ các đơn vị doanh nghiệp, người dân đóng góp trí tuệ, công sức, tài chính để xây dựng nông thôn. Ngân sách Thành phố đã quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và dành nguồn lực đáng kể đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, các địa phương tích cực tuyên truyền vận động các doanh nghiệp và nhân dân tự nguyện đóng góp trong phong trào xây dựng nông thôn mới kết quả từ năm 2016 đến nay được 2.855,2 tỷ đồng; Hưởng ứng phát động, từ năm 2016 đến nay các quận cũng đã hỗ trợ các huyện với tổng kinh phí là 451,628 tỷ đồng, tăng 217,628 tỷ đồng so với cuối năm 2017, tạo điều kiện cho các huyện hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, các cơ quan báo đài, truyền thông của Trung ương và Thành phố đã làm tốt công

tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức ý nghĩa về tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Biểu dương, khen thưởng kịp thời, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông thôn mới trên các phương tiện thông tin truyền thông đưa xây dựng nông thôn mới thực sự trở thành một phong trào rộng lớn, với sự tham gia tích cực hiệu quả của các tầng lớp nhân dân.

Kết quả xây dựng nông thôn mới đã làm cho khoảng cách chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn dần thu hẹp. Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Việc chăm lo tốt cho khu vực nông thôn đã góp phần làm cho an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của thành phố Hà Nội.

- Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”

Thực hiện Quyết định 1258/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố đã xây dựng và triển khai Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020. Phong trào được triển khai sâu rộng nhằm phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, thi đua yêu nước trong thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững; gắn việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo. Phát huy sáng kiến trong xây dựng, tham mưu ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo; thi đua đồng thuận hợp tác, trách nhiệm vì người nghèo và góp phần giảm nghèo; cán bộ làm công

tác giảm nghèo thi đua tận tụy, gương mẫu, trách nhiệm, thi đua đồng hành cùng người nghèo, hướng tới một xã hội không để ai bị bỏ lại phía sau; huy động các tập thể, gia đình, cá nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có những việc làm thiết thực tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, của cải, vật chất hỗ trợ, giúp đỡ địa phương, cơ sở, cộng đồng và các hộ gia đình giảm nghèo và thoát nghèo bền vững. Công tác vận động “Quỹ người nghèo” và “Quỹ người có công” được quan tâm và triển khai từ Thành phố đến các cấp cơ sở. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 25/01/2018 về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn Thành phố; tiếp tục tập trung hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở của người có công với cách mạng quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Với việc thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, công tác giảm nghèo của Hà Nội trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả. Đầu năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 8,43% và đến cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 1,19%. Hà Nội không còn xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 11/30 quận, huyện có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, tính đến cuối năm 2018, có 4 quận không còn hộ nghèo: Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ; có 4.162/4046 nhà hộ nghèo đã được hỗ trợ xây, sửa chữa với tổng kinh phí hỗ trợ trên 368,774 tỷ đồng, trong đó 108,525 tỷ đồng ngân sách Thành phố ủy thác cho vay không phải trả lãi, còn lại là kinh phí xã hội hóa các cấp hỗ trợ. Thành phố không còn hộ nghèo diện chính sách người có công; đời sống nhân dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn, các xã miền núi được cải thiện đáng kể.

- Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thi đua

thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”.

Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quyết định

số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 về việc ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố (được gọi chung là 02 bộ quy tắc ứng xử).

Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra công vụ và giải quyết thủ tục hành chính gắn với thực hiện quy tắc ứng xử tại các cơ quan. Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân đến làm việc, giao dịch với cơ quan công sở; tổ chức đánh giá hàng tháng, xếp loại thi đua hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.

Kết quả sau hơn 02 năm triển khai, đội ngũ cán bộ, công chức Thủ đô đã thể hiện tinh thần phục vụ, có thái độ ứng xử đúng chuẩn mực hơn trong thực thi công vụ, tiếp xúc với người dân; giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ giao, am hiểu pháp luật, quy trình thủ tục. Nếp sống văn minh tại các địa bàn dân cư trên địa bàn thành phố đều cũng có nhiều chuyển biến tích cực, văn minh. Qua đó đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo khí thế và động lực trong cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Nét đẹp văn hóa ứng xử của người dân thủ đô đã góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh Hà Nội thân thiện, an toàn và mến khách đối với tất cả du khách trên thế giới, lượng khách du lịch đến Hà Nội ngày càng cao.

Thực hiện Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019- 2025; Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 04/KH-HĐTĐKT ngày 19/6/2019 tổ chức thực hiện phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”.

Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung kế hoạch, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải đi đầu, gương mẫu trong thực hiện văn hóa công sở. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tích cực bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về văn hóa công sở,

đạo đức công vụ. Thi đua xây dựng môi trường làm việc dân chủ, văn hóa, thân thiện, hiện đại, cơ quan xanh - sạch - đẹp - an toàn, công sở văn minh, khoa học, niêm yết đầy đủ thủ tục hành chính tại mọi trụ sở. Cán bộ, công chức, viên chức, thi đua thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức lối sống, đạo đức công vụ, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành. Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thi đua thực hiện tốt chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, luôn sẵn sàng chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, phải không ngừng thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ trong tình hình mới.

Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”, quán triệt đến 100% cán bộ, công chức thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử, văn hóa công sở và nơi công cộng với những việc làm thiết thực, cụ thể, tạo sự chuyển biến, đổi mới toàn diện trong thực hiện văn hóa công sở và thực thi nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Thành phố. Cán bộ, công chức, viên chức và người dân Thủ đô không ngừng nâng cao vai trò nêu gương, đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ, ý thức, văn hóa ứng xử tại công sở, nơi cư trú và nơi công cộng, lấy đó là cốt lõi để lan tỏa, nhân rộng ra các tầng lớp nhân dân, từng bước xây dựng trật tự, kỷ cương trong xã hội.

- Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”

Là địa phương đầu tiên trong cả nước phát động và tổ chức phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”. Với ý nghĩa là phong trào thi đua trọng tâm, xuyên suốt, sau 27 năm triển khai thực hiện, đến nay phong trào đã có gần 24.000 người tốt, việc tốt tiêu biểu cấp thành phố, gần 340.000 người tốt, việc tốt được các quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc thành phố biểu dương khen thưởng. Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” được Thành phố thường xuyên quan tâm đổi mới gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh. Điểm nổi bật của phong trào trong 05 năm qua là sự đổi mới về công tác lãnh đạo, chỉ đạo với mục tiêu khơi dậy và phát huy tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội của các tầng lớp nhân dân, đã phát huy hiệu quả, lan toả trong cộng đồng, thu hút được sự tham gia, hưởng ứng đông đảo của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, đặc biệt là ngày càng có nhiều sự đóng góp của cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, trong các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo. Hiện nay, việc tổ chức phong trào người tốt, việc tốt của Thủ đô đã được các bộ, ban, ngành Trung ương trên địa bàn, một số tỉnh, thành phố bạn nghiên cứu, học tập cách làm và tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương, đơn vị mình.

Công tác xét, tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” có nhiều đổi mới với việc xây dựng tiêu chí rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tránh trùng lặp giữa khen thưởng “Người tốt, việc tốt” với việc bình xét khen thưởng thành tích công tác năm, tổng kết chuyên đề thi đua; Quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng được cải cách theo hướng giảm bớt quy trình và đơn giản hóa thành phần hồ sơ, quan tâm đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)