Khái niệm thực hiện pháp luật về văn hóa giaotiếp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 37 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về văn hóa giaotiếp trong

giám sát thực thi công vụ của CBCC. Kịp thời phản ánh, không ngại đấu tranh trước những ứng xử thiếu chuẩn mực của CBCC tới cơ quan có thẩm quyền nhằm hướng tới xây dựng xây dựng đội ngũ CBCC “Kỷ cương - Trách nhiệm - Tận tình - Thân Thiện”.

1.2. Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân công dân

1.2.1.1. Khái niệm chung về thực hiện pháp luật

Pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội, song pháp luật chỉ phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc duy trì và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi pháp luật được tôn trọng và thực hiện trong đời sống xã hội.

Thực hiện pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính pháp lý. Quá trình hoạt động thực hiện pháp luật được diễn ra đồng thời và tiếp nối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của nhà nước. Mục đích của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác đầy đủ. Do vậy, vấn đề không phải xây và ban hành nhiều

văn bản luật là sẽ đảm bảo hiệu quả mà điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật làm cho những yêu cầu, quy định của pháp luật thực hiện trong đời sống xã hội. Như vậy, thực hiện pháp luật là yêu cầu khách quan của cả xã hội, nhà nước và từng cá nhân, tổ chức.

Thực hiện pháp luật là một hiện tượng pháp luật đa dạng và phong phú, vì vậy việc làm sáng tỏ nội hàm của nó có ý nghĩa quan trọng cả lý luận và thực tiễn. Trong khoa học pháp lý có nhiều quan niệm, nhận thức và cách giải thích khác nhau về thực hiện pháp luật, tác giả xin được đề cập một số các quan điểm về thực hiện pháp luật như sau:

- Theo quan niệm của Mác – Lênin: “Thực hiện pháp luật là quá trình tiếp tục ý chí của nhà nước thể hiện trong pháp luật, thực hiện pháp luật là một mắt xích quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa” [52, tr.230].

- Theo giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật: “Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thưc tế của các chủ thể pháp luật” [31 ,tr.270].

- Theo từ điển luật học: “Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể ( hành động hoặc không) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu pháp luật, tức là không trái, không quá khôn khổ mà pháp luật đã quy đinh.

Bên cạnh những quan điểm chính thống về thực hiện pháp luật nêu trên, có một số nhà khóa học pháp lý đương đại tiếp cận về thực hiện pháp luật và đưa ra các luận giải về thực hiện pháp luật khá phong phú đơn cử như tác giả Hoàng Thị Kim Quế cho rằng: “Thực hiện pháp luật là vấn đề rộng lớn, phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể: cá nhân, tổ chức khác nhau nhằm đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn, là quá trình hiện thực hóa các quy định pháp luật, nguyên tắc pháp luật vào các trường hợp cụ thể. Thực hiện pháp luật không chỉ là những hành vi (hành động hay không hành động) đơn

lẻ, tức thời của cá nhân mà còn là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các cá nhân, tổ chức”.

Tóm lại, trong tất cả các quan điểm, cách tiếp cận về thực hiện pháp luật nêu trên đều có những cách hiểu, cách luận giải khá phong phú về thực hiện pháp luật, tuy nhiên đều có điểm chung cho rằng thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy đinh của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật theo mục tiêu quản lý của nhà nước.

Như vậy, thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành thực hiện trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật theo mục tiêu quản lý của nhà nước.

1.2.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân

Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, ở đó công chức nhà nước là “Công bộc” của dân. Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và có vai trò điều chỉnh hành vi CBCC trong giao tiếp, ứng xử trong hoạt động công vụ và phục vụ nhân dân. Song mục đích đó có đạt được hay không, pháp luật có triển khai thực hiện trong thực tế cuộc sống hay không phụ thuộc vào hiệu quả thực hiện pháp luật của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử.

Dưới góc độ của khoa học pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi phù hợp với các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực pháp luật, mang lại và đáp ứng lợi ích xã hội, của nhà nước và công dân. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật.

Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân là thực hiện pháp luật trên lĩnh vực cụ thể, do đó, khái niệm về thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân cũng có đầy đủ các nội dung cơ bản của thực hiện pháp luật nói chung, đồng thời phải nêu được những phương hướng, mục tiêu cụ thể của Đảng, nhà nước trong xây dựng pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân. Như vậy, Trên cơ sở luận giải, phân tích khái niệm về văn hóa giao tiếp, pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân và phân tích khái niệm về thực hiện pháp luật, ta có thể rút ra được khái niệm thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân được hiểu như sau:

Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là hoạt động, quá trình có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật về giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân đi vào cuộc sống thực tiễn nhằm điều chỉnh những hành vi, thái độ ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp của CBCC trong quá trình tiếp công dân, là cơ sở để xây dựng nền nếp, phong cách, chuẩn mực giao tiếp cho CBCC hướng tới nét đẹp văn hóa về giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân.

1.2.1.3. Vai trò của việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân

- Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp phục vụ nhân dân, sẵn sàng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những thông tin phản hồi, các kiến nghị, góp ý của nhân dân đáp ứng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Một nhà nước vững mạnh và thực sự là của dân, do dân và vì dân.

- Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân nhằm bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính

nhà nước; Với đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, phong cách giao tiếp chuẩn mực của CBCC trong hoạt động tiếp công dân hướng tới mục tiêu xây dựng nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử của đội ngũ CBCC, để hình ảnh người công chức thật chuẩn mực và gần gũi với nhân dân.

- Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là căn cứ để lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xử lý trách nhiệm khi CBCC thuộc quyền quản lý vi phạm các chuẩn mực giao tiếp ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của CBCC Từ đó giúp cho các cơ quan Nhà nước kiểm tra, đánh giá phát hiện xử lý kịp thời các khuyết điểm, hạn chế của cán bộ công chức thái hoá biến chất, tham nhũng, tiêu cực ... góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân góp phần định hướng cho CBCC các chuẩn mực về văn hóa ứng xử giao tiếp trong tiếp công dân, tạo một hành lang pháp lý để buộc CBCC phải chấp hành, tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định về giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân.

- Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân góp phần nâng cao nhận thức và giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử, lối sống thượng tôn pháp luật cho đội ngũ CBCC cần phải được đặc biệt chú trọng, góp phần xây dựng được một Chính phủ, một Nhà nước kiến tạo. Kiên quyết xử lý và loại ra khỏi hàng ngũ những CBCC chậm sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, những ứng xử thiếu chuẩn mực của CBCC tới cơ quan có thẩm quyền nhằm hướng tới xây dựng đội ngũ CBCC “Kỷ cương - Trách nhiệm - Tận tình - Thân Thiện”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)