Đặc điểm kinh tế, văn hóa – Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 56 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa – Xã hội

Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng , Khu trung tâm thương mại AEON, tập đoàn kinh tế Vimcom, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.

Long Biên tuy là quận mới của Thủ đô, nhưng mảnh đất Long Biên có lịch sử lâu đời. Trước đây, địa bàn này thuộc về vùng văn hóa Kinh Bắc. Ðến năm 1961, mới được sáp nhập về Hà Nội. Bởi vậy, vùng đất Long Biên có nhiều nét văn hóa độc đáo, khi hội tụ bản sắc của hai tiểu vùng văn hóa: văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc. Ðây là quê hương của danh tướng Lý Thường Kiệt - người có công lớn trong công cuộc đánh Tống, bình Chiêm

dưới thời Lý. Trên địa bàn hiện có gần 100 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng. Trong đó, nhiều di tích tiêu biểu như: đình Lệ Mật, đền Ghềnh, chùa Bồ Ðề... Long Biên có nhiều lễ hội hấp dẫn như lễ hội làng Lệ Mật, lễ hội Tùng Choặc ở Hội Xá... Với lịch sử lâu đời, di sản văn hóa phong phú, cho nên công tác bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng bộ, chính quyền, nhân dân quận Long Biên. Trong những năm qua, quận Long Biên đã đầu tư tu bổ các di tích trên địa bàn. Dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, quận đã tu bổ mười di tích quan trọng. Trong số này, có năm di tích sẽ được gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm 2012, quận Long Biên dành 112 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích. Ðối với di sản văn hóa phi vật thể, hiện nay, quận Long Biên đang triển khai các thủ tục để đề nghị đưa lễ hội Lệ Mật vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ðể các di sản văn hóa có thể đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội, quận Long Biên đang nỗ lực phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn. Trên cơ sở nghề bắt rắn, nuôi rắn và chế biến đặc sản từ rắn có từ lâu đời ở Lệ Mật (phường Việt Hưng), quận Long Biên đã triển khai đề án "Làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật". Ðề án đã xây dựng những mô hình nuôi rắn, chế biến đặc sản từ rắn. Cùng với những di tích nổi tiếng trong khu vực, làng Lệ Mật (cũ) trở thành một làng ẩm thực - một địa chỉ du lịch nổi tiếng của thành phố. Mới đây, UBND quận Long Biên đã phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại quận Long Biên”. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quận Long Biên đang đẩy mạnh phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2015, 20% số lao động trên địa bàn tham gia vào hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)