Nguyên nhân kết quả đạt đƣợc và tồn tại hạn chế đến hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Nguyên nhân kết quả đạt đƣợc và tồn tại hạn chế đến hiệu quả

Biên Thành phố Hà Nội.

2.3.1. Nguyên nhân của nhưng kết quả đạt được

Việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tiếp dân. Những kết quả đạt được trên đây là do các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, nhờ vào sự lãnh đạo kịp thời, đứng đắn của Đảng và nhà nước; sự quan tâm của các cấp ủy đảng chính quyền các cấp đã đề ra được nhiều chủ trương, biệm pháp cụ thể, thiết thực đối với việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Điều đó thể hiện ở việc Quốc hội đã thông qua Luật Tiếp công dân 2013 và quyết định nhiều chủ trương lớn về cải cách công tác tiếp công dân. Nhận thức được tầm quan trọng công tác tiếp dân chính phủ và thủ tướng chính phủ đã ban hành nghị đinh, các chính sách, triển khai thực hiện các chủ chương của đảng và nhà nước về văn hóa giao tiếp của CBCC. Từ đó Quận ủy - UBND nhân dân quận Long Biên coi việc tập trung nâng cao giao tiếp ứng xử của CBCC là khâu then chốt và hình thức tốt nhất để đảm bảo việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Từng bước xây dựng và hoàn thiện các nội quy, quy chế, quy tắc, quy định về văn hóa giao tiếp với nhân dân của CBCC. Các quy định chủ yếu tập chung ở các phương diện cơ bản của văn hóa giao tiếp như trang phục, tác phong, thái độ, cách thức sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với nhân dân và được thể chế hóa thành các những quy đinh mang tính bắt buộc trong quy chế làm việc của UBND, quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp dân, nội quy tiếp công dân… Điều này vừa tác động lên ý thức, trách nhiệm của

mỗi CBCC vừa góp phần tạo ra nề nếp, kỷ cương hành chính buộc các CBCC phải tuân thủ chấp hành trong quá trình thực hiện pháp luật.

- Thứ hai, đó là nhờ sự nổ lực, quyết tâm, ý thức trách nhiệm của tất cả CBCC quận Long Biên nói chung và CBCC làm công tác tiếp dân nói riêng trong việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Những chuẩn mực về văn hóa giao tiếp theo khung quy định chung của pháp luật và truyền thống văn hóa dân tộc đã được đại bộ phận CBCC tuân thủ nghiêm túc chấp hành như thái độ tôn trọng nhân dân, ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực và gần gũi với nhân dân. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thưc pháp luật nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân được hiệu quả. Xây dựng hình ảnh tốt đẹp về người CBCC hết mình phục vụ nhân dân.

- Thứ ba, nhờ có sự sát xao, tận tình của nhân dân quận Long Biên trong việc tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đóng góp ý kiến xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân của CBCC làm công tác tiếp dân. Từ đó giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm tra, đánh giá phát hiện xử lý kịp thời các khuyết điểm, hạn chế của CBCC thái hoá biến chất, có những hành vi tham nhũng, tiêu cực ... góp phần đảm bảo việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Thứ tƣ, việc đổi mới tư duy của CBCC làm công tác tiếp dân của UBND quận Long Biên cùng với quá trình cải cách nền hành chính nhà nước dần chuyển từ văn hóa “Cai trị” sang văn hóa “Phục vụ” nhằm hướng đến nên hành chính vì dân, chuyên nghiệp và hiện đại. Không còn tư duy lệch lạc về quan niệm “Xin – Cho” giữa CBCC và nhân dân, không còn thói quen sử dụng quyền lực, địa vị, tư cách, vị thế trong văn hóa giao tiếp của CBCC đối

với người dân trong cách xưng hô quan cách, bề trên và tất yếu sẽ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực thể hiện trong thái độ và ngôn ngữ giao tiếp mang vẻ quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Cần có sự nhận thức tiến bộ của CBCC về văn hóa giao tiếp giữa người phục vụ (CBCC) và người được phục vụ (nhân dân) từ đó đã góp phần tích cực vào việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân phát triển vững chắc và hiệu quả hơn.

Bên cạnh những thuận lợi nhất định và những kết quả đạt được đáng phấn khởi nói trên, việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trong thời gian qua còn gặp không ít khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện đã làm hạn chế hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể và sự quyết tâm của đội ngũ CBCC UBND quận Long Biên đã vượt qua những khó khăn trở ngại tích cực tìm ra những giải pháp, phương thức phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đảm bảo việc pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân được thực hiện một cách nghiêm túc ở UBND quận Long Biên và lan tỏa đến văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trên cả nước. Góp phần xây dựng được một Chính phủ, một Nhà nước kiến tạo một nền hành chính chuyên nghiệp, góp tới xây dựng đội ngũ CBCC “Kỷ cương - Trách nhiệm - Tận tình - Thân Thiện”.

2.3.2. Nguyên nhân của những tổn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long biên trong thời gian qua, được xác định do các nguyên nhân sau đây:

- Thứ nhất, việc xây dựng và hoàn thiện thống nhất hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân còn gặp quá nhiều khó khăn và bất

cập, hạn chế (đã được nêu ra bốn bất cập hạn chế tại mục 2.2.1). Khiến việc áp dụng và thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long biên cũng gặp nhiều khó khăn.

- Thứ hai, do cơ chế văn hóa giao tiếp còn mang nặng ảnh hưởng tư tưởng quan quyền thời phong kiến và dấu ấn quyền lực chuyên chế thời kỳ tập chung quan liêu bao cấp. Văn hóa coi trọng quan hệ “Nhất thân, nhì quen, tam thần, tứ chế” kết hợp với cơ chế “Xin – cho” làm nảy sinh nhiều lối giao tiếp mang màu sắc thương mại hóa, “Hành” dân để trục lợi, những thái độ hành xử mang tính ban phát, cửa quyền, bề trên. Tao nên một môi trường với những thói quen, nề nếp, và tư tưởng xấu khiến CBCC làm việc trong môi trường như vậy không trách được các hành vi tiêu cực, xấu xí trong mắt người dân. Khiến việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp còn gặp nhiều khó khăn.

- Thứ ba, ý thức pháp luật của CBCC làm công tác tiếp dân. Như đã đề cập tại mục 1.3.5 thì ý thức pháp luật của CBCC là 1 yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Nếu CBCC hiểu biết pháp luật tốt, có ý thức tôn trọng, bảo vệ pháp luật, đảm bảo việc thực hiện pháp luật thì hoạt động quản lý nhà nước, giao tiếp ứng xử với công dân sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, dù pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ đến đâu đi nữa chăng nữa cũng sẽ không được thực hiện nghiêm chỉnh nếu ý thức pháp luật của CBCC làm công tác tiếp dân còn yếu kém hay trây ì cố tình nhận thức sai lệnh thì vẫn có những hành vi, thái độ ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp tiêu cực, vi phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân.

- Thứ tƣ, do nhận thức và hiểu biết pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân của người dân còn yếu kém. Người dân thì chưa mạnh dạn đấu tranh với những giao tiếp ứng xử chưa chuẩn mực của CBCC, chưa

biết và phát huy hết quyền của công dân, quyền của cử tri trong việc giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân với CBCC làm công tác tiếp dân. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp người dân đến làm việc tại UBND quận luôn tỏ vẻ run sợ khép nép, có những hành vi tự hạ thấp mình như đi vào phòng bỏ dép, thưa gửi đối với CBCC, luôn trong mình suy nghĩ là đến để “Xin” UBND “Cho”. Điều này cũng góp phần tạo nên thói quen cửa quyền, hách dịch cho CBCC đối với nhân dân. Tuy nhiên lại có một số trường hợp người dân hiểu biết về pháp luật lại cố tình gây khó khăn đối với CBCC. Chỉ nhằm phục vụ lợi ích của mình bắt CBCC phục vụ mình ngay và luôn, không cần lắng nghe giải thích, không được việc của mình là to tiếng, nói “Hành” dân, lấy lý lẽ CBCC làm công bộc của dân, hưởng lương từ nhân đóng thuế, gây áp lực bằng những lời lẽ không đúng mực, làm bất ổn tâm lý của CBCC ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân.

- Thứ năm, do chế độ, chính sách, đãi ngộ đối với CBCC làm công tác tiếp dân chưa thỏa đáng ,chưa đáp ứng như cầu cuộc sống của CBCC. điều này không chỉ khiến CBCC không thoải mái, an tâm tận tâm tập chung trong công việc mà cùng với đó, những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập đã nảy sinh ra một số bộ phận CBCC kéo bè, kéo cánh, theo đuổi tư lợi, thu vén cá nhân, coi trọng đồng tiền làm suy thoái về phẩm chất, đạo đức của người CBCC. Đã tạo nên những lối giao tiếp mang tính thương mại hóa, bất chấp những quy định pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Khi đó CBCC coi việc tìm cách vụ lợi còn quan trọng việc quan trọng hơn là việc chấp hành thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp, bất chấp những sai phạm hay những điều cấm không được làm của CBCC. Chỉ phục vụ tận tình, chu đáo, giải quyết nhanh và luôn khi có lợi ích kinh tế hay còn gọi là “Có dầu tàu mới chạy”. hoặc cáu gắt, hững hờ, vô cảm, vòng vo khi

những vòi vĩnh không được đáp ứng. Vậy nên việc đảm bảo đời sống, kịp thời động viên, tăng cường các chính sách đãi ngộ cho CBCC làm công tác tiếp dân cũng một góp phần làm cho việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân được đảm bảo thực hiện.

- Thứ sáu, do cơ chế giám sát, kiểm tra đánh giá trình độ, năng lực giao tiếp của CBCC vẫn còn mang tính hình thức; quyền giám sát của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân đối với thái độ giao tiếp ứng xử với CBCC trong quá trình tiếp công dân còn chưa phát huy được hiệu quả trong thực tế. Trên thực tế việc kiểm tra, giám sát chỉ thông qua việc kiểm tra CBCC giải quyết hồ sơ của dân đến đâu, một tuần giải quyết được bao nhiêu đơn, hay đánh giá qua phiếu lấy ý kiến mức độ hài lòng của ủy ban mặt trận tổ quốc mà ít quan tâm đến thái độ, cách thức giao tiếp tiếp công dân của CBCC có chuẩn mực hay đúng quy định của pháp luật về văn hóa giao tiếp hay không. Khi xảy ra những sai phạm thì chỉ dừng lại ở việc kiểm điểm nhắc nhở, rút kinh nghiệm mà chưa có chế tài xử phạt răn đe nào, Thậm chí, nhiều nơi, nhiều chỗ còn có hiện tượng né tránh, bao che, xử lý một cách qua loa, đại khái nên việc kiểm tra giám sát chỉ mang tính hình thức khiến việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân chưa được đảm bảo.

2.3.3. Một số bài học kinh ngiệm rút ra từ thực trạng

Từ thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long Biên – Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, có thể rút ra một sống kinh nghiệm như sau:

- Một là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Tăng cường việc thể chế hóa hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tạo ra được sự hưởng ứng chung, nâng cao trách nhiệm của CBCC cũng như nhân dân quận Long Biên nói riêng và cả nước nói chung nhằm

thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Góp phần xây dựng được một Chính phủ, một nhà nước kiến tạo một nền hành chính chuyên nghiệp, góp tới xây dựng đội ngũ CBCC “Kỷ cương - Trách nhiệm - Tận tình - Thân Thiện”.

- Hai là luôn quan tâm đến xây dựng đội ngũ công chức làm công tác tiếp dân, đảm bảo phẩm chất chính trị, đạo đức, có chuyên môn, lương tâm nghề nghiệp trong sáng, là lực lượng nòng cốt để thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Mặc khác cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của các CBCC làm công tác tiếp dân, thực hiện đúng các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng động viên đối với các CBCC làm công tác tiếp dân hoàn thành tốt nhiệm vụ, gương mẫu đi đầu trong giao tiếp ứng xử với công dân.

- Ba là cần xây dựng môi trường hành chính văn hóa với những chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử giữa CBCC và nhân dân. Điều này vừa tác động lên ý thức, trách nhiệm của mỗi CBCC và nhân dân vừa góp phần duy trì, giữ gìn nề nếp, văn hóa giao tiếp trong cơ quan hành chính buộc các CBCC và nhân dân phải tuân thủ chấp hành trong quá trình thực hiện pháp luật.

- Bốn là chú trọng đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa giao tiếp cho CBCC và nhân dân nhằm nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật để việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân đạt hiệu quả cao nhất. Việc nâng cao nhận thức và giáo dục văn hóa giao tiếp lối sống thượng tôn pháp luật cho đội ngũ CBCC cần phải được đặc biệt chú trọng, bởi lẽ, nó góp phần xây dựng được một Chính phủ, một Nhà nước kiến tạo. Muốn có một xã hội văn minh thì trước tiên chúng ta cần có đội ngũ những người CBCC văn minh, ứng xử đúng theo những chuẩn mực đề ra

- Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước, tăng cường sự kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật về văn

hóa giao tiếp trong tiếp công dân phải thực sự hiệu quả không mang tính hình thức. Không còn chuyện kiểm điểm, rút kinh nghiệm mà cần phải thực hiện chế tài xử phạt mang tính răn đe xử lý kịp thời và nghiêm minh những hành vi, biểu hiện sai lệch của CBCC làm công tác tiếp dân vi phạm các quy định của pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, luận văn tiến hành nghiên cứu, điều tra khải sát quá trình thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long Biên nhằm đánh giá nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên hai phương diện cơ bản là thực trạng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân và thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên – Thành phố Hà Nội.

Qua khảo sát và nghiên cứu thực tế cho thấy, văn hóa giao tiếp với nhân dân của CBCC làm công tác tiếp dân tại UBND quận Long Biên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 85)