7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về văn hóa giaotiếp trong
trong tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên
Như chương 1 chúng ta đã xác định các nội dung thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, chúng ta cần khảo sát và nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân theo các nội dung mà chương 1 đã đề cập như sau:
- Một là, thực hiện cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua việc ban hành các ban bản dưới Luật để điều chỉnh các hành vi giao tiếp ứng xử trong hoạt động tiếp công dân;
- Hai là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, công khai các văn bản quy phạm pháp luật về giao tiếp trong tiếp công dân nhằm đưa pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trở thành hành vi thực tiễn của chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác tiếp dân.
- Ba là, triển khai các hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân theo đúng quy định về ngôn ngữ giao tiếp, hành vi ứng xử, quy trình tiếp dân, lịch tiếp công dân, trụ sở tiếp công dân, và các chế độ chính sách đối với cán bộ tiếp dân.
- Bốn là, thanh tra kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của đội ngũ công chức trong hoạt động tiếp dân.
Theo nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm trên địa bàn UBND quận long biên trong 3 năm (2015,2016,2017) tình hình thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân được thực hiện như sau:
a, Về thực hiện cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua việc ban hành các ban bản dưới Luật để điều chỉnh các hành vi giao tiếp ứng xử trong hoạt động tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên
Trong những năm gần đây, Thành ủy Hà Nội ban hành chỉ thị số 15- CT/TU ngày 16/12/2016 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Quyết định số 2218/QĐ – UBND thành phố Hà Nội về việc “Công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, xử lý đơn trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong đó ban hành thủ tục tiếp công dân tại cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã; Và UBND thành phố Hà Nội Ban hành quyết định số 2804/QĐ-UBND ngày 01/06/2016 ban hành “Quy chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân thành phố”; Ngày 25/01/2017 UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 522/QĐ-UBND về việc “Ban hành quy tắc ứng xử CBCC, VC NLĐ trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội”; Quyết định số 359/QĐ- UBND ngày 18/01/2017 về việc phê duyệt đề án “Hướng dẫn các cơ quan đơn vị thực hiện việc khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội”; Kế hoạch số 23/KH-UBND thành phố Hà Nội ngày 06/02/2017 về việc tổ chức thực hiện chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của thành ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Thực hiện cụ thể hóa đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện triển khai các kế hoạch của thành phố Hà Nội. UBND quận Long Biên đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện về pháp luật văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân như sau:
- Năm 2015 UBND quận Long Biên xây dựng và ban hành được 03 văn bản:
+ Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2015 về việc thành lập Ban tiếp công dân quận Long Biên
+ Quyết định số 1468/QĐ-UBND ngày 11 tháng 03 năm 2015 về việc quyết định phê duyệt quy chế làm việc của Ban tiếp công dân Quận Long Biên trong đó kèm theo quy chế Tiếp công dân tại Ban tiếp công dân quận. Quy chế bao gồm 4 chương và 18 điều
+ Quyết định số 83-QĐ/QU ngày 30/10/2017 ban hành quy định về trang phục của CBCC khi làm việc và tham gia các hoạt động do Quận ủy - HĐND - UBND quận tổ chức
- Năm 2016 UBND quận Long Biên xây dựng và ban hành:
+ Kế hoạch số 46/KH- TTr ngày 22/02/2016 kiểm tra công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền UBND cấp Phường trên địa bàn quận Long Biên năm 2016 với phương hướng 2016 là năm tiếp tục thực hiện kỷ cương hành chính, kỷ cương pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, tăng cường ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của CBCC trên địa bàn quận Long Biên và kiểm tra việc thực hiện Luật tiếp công dân của chủ tịch UBND các phường trên địa bàn quận kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và thực hiện Luật tiếp công dân.
+ Và nhiều văn bản kết luận giao ban công tác tiếp công dân của Thường trực quận ủy và UBND
- Năm 2017 Quận Ủy và UBND quận Long Biên xây dựng và ban hành + Thông tri 15-TT/QU ngày 06/01/2017 của quận ủy Long biên về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của Thành ủy Hà nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, khuyết điểm trong công tác tiếp dân và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.
+ Đề án 01- ĐA/QU “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quận Long Biên giai đoạn 2016 - 2020”
+ Quyết định số 31-QĐ/CQDĐ ngày 19/01/2017 của quận ủy Long Biên về ban hành quy định về văn hóa công sở của cơ quan dân Đảng quận Long biên.
+ Kế hoạch 05/KH-UBND ngày 23/01/2017 về việc tổ chức tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của UBMTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn quận Long Biên năm 2017
+ Ngày 18/7/2016, UBND quân Long Biên ban hành Quyết định số 5104/QĐ-UBND về việc ban hành 06 quy trình nội bộ về tiếp nhận và giải quyêt thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp công dân, xử lý đơn.
+ Ngày 03/7/2017 UBND quận Long Biên đã ban hành quyết định số 3302/QĐ- UBND về việc kiện toàn Ban tiếp dân.
+ Ngày 13/7/2017 UBND quận Long Biên đã ban hành thông báo số 07/TB-BTCD về việc phân công nhiệm vụ thành viên Ban tiếp công dân.
+ Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 28/03/2017 của UBND quận Long Biên về việc “Triển khai thực hiện quy tắc ứng xử của CBCC, VC, NLĐ trong các cơ quan và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
+ Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 23/02/2017 thực hiện chỉ thị số 15- CT/TU ngày 16/12/2016 của Thành ủy Hà nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
+ Công văn số 277/UBND-NV ngày 23/02/2017 v/v thực hiện “Quy tắc ứng xử của CBCC, VC, NLĐ trong cơ quan thành phố Hà Nội” và có báo cáo định kỳ vào 25 hàng tháng, hàng quy kết quả thực hiện.
Như vậy qua khảo sát việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trong 3 năm trên địa bàn quận Long Biên qua việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua việc ban hành các ban bản dưới Luật. Có thể thấy mãi đến cuối năm 2016 và đầu năm 2017 chúng ta mới thực sự quan tâm đến việc điều chỉnh hành vi ứng xử, giao tiếp của CBCC khi mà những sự việc đáng buồn về ứng xử giao tiếp của CBCC đã xảy ra và được báo đài và các phương tiện truyền thông chỉ trích. Tuy có hơi muộn nhưng cũng là việc vô cùng cần thiết. Việc ban hành các quy định phần nào còn nặng về “Giải quyết tình thế”. Chế tài của các quy định chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh, không thể áp dụng mãi phương pháp phê bình, nhắc nhở và không có tính răn đe mà chúng ta cần có những chế tài đủ mạnh như kỷ luật, xử phạt hành chính nặng … đối với các hành vi vi phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân.
b, Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, công khai các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân nhằm đưa pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trở thành hành vi thực tiễn của chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác tiếp dân.
Từ khi luật tiếp công dân năm 2013 có hiệu lực, quận ủy, HĐND quận chỉ đạo UBND quận xây dựng kết hoạch tổ chức tuyên truyền, quán triệt tại các hội nghị giao ban để việc tiếp công dân tại trụ sở UBND quận và phường đi vào nề nếp và thực hiện đúng quy định của luật.
- Việc xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, hình thức tuyên truyền, phồ biến, giáo dục pháp luật:
+ Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 30/01/2015 của UBND quận Long Biên về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2015
+ Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 07/01/2016 của UBND quận Long Biên về công tác Phố biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận Long Biên năm 2016;
+ Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 06/01/2017 của UBND quận Long Biên về công tác Phố biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận Long Biên năm 2017;
+ Chương trình 04/Ctr-HĐPHPBGPL ngày 17/03/2017 của UBND quận Long Biên phối hợp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của hội đồng phối hợp tổ phổ biến giáo dục pháp luật quận Long biên
+ Quyết định số 3042/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 của UBND quận Long Biên về việc mở lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và xây dựng văn hóa công sở cho CBCC, VC quận Long Biên
+ Kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 28/8/2017 tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương quận Long Biên và tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu cụm di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận năm học 2017 - 2018; tuyên truyền quy tắc ứng xử trong CBCC, VC, NLĐ trong cơ quan thuộc thành phố về quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND quận Long Biên xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm trong đó có lồng ghép tuyên truyền Luật tiếp công dân, văn hóa ứng xử giao tiếp của CBCC; Chỉ đạo UBND các phường phối hợp với các đoàn thể tập trung quán triệt đến cán bộ, công chức và tuyên truyền phổ biến đến toàn thể nhân dân bàng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh phường chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật 728 buổi với thời lượng 10 phút/buổi, tổ chức 31 hội nghị tuyên truyền Luật tiếp công dân và các văn bản liên quan với 4887 lượt người tham dự là cán bộ, công chức, viên chức, bí thư chi bộ, tổ trưởng, tổ phó dân phố, trưởng ban công tác mặt trận, thành viên tổ hòa giải.
- Việc quán triệt, tập huấn các quy định của pháp luật về tiếp công dân cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý: tổ chức 02 lớp với 492 học viên, mở lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và xây dựng văn hóa công sở cho công chức, viên chức quận Long Biên tổ chức 01 lớp với 84 học viên.
- Căn cứ vào kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội triển khai Đề án “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” (Đề án 02-212), căn cứ vào nhu cầu đăng ký phổ biến giáo dục pháp luật của các đơn vị và UBND các phường, căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn, Thanh tra quận báo cáo UBND quận lựa chọn nội dung, đối tượng, phương pháp tuyên truyền đảm bảo việc tuyên truyền hiệu quả, trọng tâm tuyên truyền kịp thời các văn bản pháp luật ban hành trong năm 2016, 2017
+ Tổng số cuộc tuyên truyền: 3140 cuộc, tăng 1439 cuộc so với năm 2015
+ Thông qua hệ thống truyền thanh: 1477 cuộc; thông qua hội nghị 481; các lớp tập huấn: 95 và các hình thức khác: 267.
Việc tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Cũng như thay đổi tư duy, ý thức pháp luật của đội ngũ CBCC, nhằm thực hiện tốt, hiệu quả các quý định về pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên.
c, Triển khai các hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân theo đúng quy định về ngôn ngữ giao tiếp, hành vi ứng xử, quy trình tiếp dân, lịch tiếp công dân, trụ sở tiếp công dân, và các chế độ chính sách đối với cán bộ tiếp dân.
Việc triển khai các hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân được thể hiện qua các nội dung sau:
- Về thực hiện cách xưng hô, chào hỏi, đón tiếp công dân
Xưng hô trong giao tiếp là một phần của văn hoá giao tiếp. Muốn làm tốt phải có những quy định, phép tắc ứng xử cho phù hợp. Chào như thế nào, xưng hô ra sao… mỗi cơ quan sẽ lựa chọn và quy định dựa trên những chuẩn mực chung về đạo đức của xã hội. Trong cơ quan hành chính nhà nước, mỗi công chức đều có nhiều mối quan hệ giao tiếp: Quan hệ giữa các CBCC với nhau, giữa CBCC với công dân, giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa cấp dưới với cấp trên… Tuỳ trường hợp cụ thể mà ta có những cách xưng hô sao cho đúng chuẩn mực mà vẫn không quá suồng sã, cũng không quá xa cách. Để hình ảnh của CBCC sẽ đọng lại trong công dân khi đến liên hệ công việc một ấn tượng tốt đẹp qua cách xưng hô của mình.
Hiện nay trong giao tiếp công vụ việc xưng hô chú - cháu, Bác - con tuy để tỏ ra tôn trọng người lớn tuổi nhưng làm mất đi sự nghiêm túc và chừng mực nào đó hạ thấp tâm thế của người nói (cháu, em). Việc xưng hô trong giao tiếp ở cơ quan hành chính đôi khi còn mang tính chất tùy tiện, có
không ít người sử dụng những từ lóng hoặc dùng những kiểu xưng hô quen thuộc trong gia đình để giao tiếp trong công việc.
Ngoài ra, hiện tượng nói không có chủ ngữ nói trống không với vẻ mặt không thiện cảm vẫn còn tồn tại trong cách xưng hô của CBCC tại bộ phận tiếp dân nên tạo nên hình ảnh phản cảm về văn hóa giao tiếp công vụ. Việc sử