7. Kết cấu của luận văn
3.1 Các quan điểm thực hiện pháp luật về văn hóa giaotiếp trong tiếp
QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Các quan điểm thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tiếp công dân
3.1.1. Kế thừa văn hóa giao tiếp ứng xử của Hồ Chí Minh và cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân
Nói đến văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh tức là nói đến cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa Hồ Chí Minh với mọi người trong cộng đồng. Sự ứng xử đó của Người không những thể hiện qua lời nói, cử chỉ, nét mặt mà còn được thể hiện ở mức độ tình cảm và cách xử lý các mối quan hệ. Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh có sự kế thừa từ những giá trị tích cực của lối sống, cách ứng xử truyền thống Việt Nam, song chủ yếu đó là sự phản ánh nhân cách siêu việt của Hồ Chí Minh, với trí tuệ lỗi lạc, tâm hồn vị tha, đạo đức trong sáng của một vĩ nhân đã chung đức trong đó cả tinh hoa dân tộc và thời đại. Do đó, văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh đã trở thành chuẩn mực văn hóa ứng xử Việt Nam [54, tr.12].
Người dạy: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân” [29, tr.510]. Lời dạy của người cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành cẩm nang cho cán bộ, Đảng viên soi mình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Song, trong đó cũng còn không ít cán bộ Đảng viên không giữ vững lập trường, quan điểm, suy thoái về tư tưởng, chính trị, lối sống trong đó có cả các CBCC, có quyền. Đó chính là căn nguyên dẫn đến hiện tượng quan liêu, cơ hội, cửa
quyền, sách nhiễu nhân dân. Nhưng tệ nạn đó gây nên sự bất bình trong nhân dân, làm xói mòn lòng tin của nhân dân và làm tổn thương đến uy tín của Đảng và nhà nước. Chính thời điểm này, việc kế thừa, phát huy và học tập theo tấm gương ứng xử giao tiếp của Hồ Chí Minh của Đảng viên và CBCC là rất cần thiết và nên làm ngay.
Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách giao tiếp ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc ta; là tấm gương sáng để mỗi người có thể học tập và noi theo. Vì vậy, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chính là một giải pháp quan trọng, thiết thực góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thông qua việc học tập và làm theo phong cách ứng xử của Người, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý khắc phục những hạn chế yếu kém khi ứng xử trong công tác và cuộc sống đời thường, thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với làm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị trong sáng, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương đảng khóa X tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng nhấn mạnh: “Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tin dân, tôn trọng những người có ý kiến khác; làm tốt công tác dân vận, có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình” [3 ,tr.37].
Tại Hội nghị trung ương 9 khóa XI Đảng ta tiếp tục đề ra mục tiêu chung: “Xây dựng nền văn hóa và con người việt nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” để thực hiện mục chung đó, nghị quyết cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong đó có “Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người thời kỹ đẩy mạnh công nghiệm hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” và xác định: chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương: tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân” [21].
Để đáp ứng một nền hành chính phát triển, yêu cầu người lãnh đạo và CBCC có học vấn, có nhân cách, lý tưởng và làm việc khoa học, hiệu quả. Những yếu tố này của văn hóa ứng xử như những thang bậc cho việc xây dựng những giá trị của mỗi tổ chức, công sở. Nó có tính chất quyết định chất lượng của mỗi CBCC, đến sự phát triển của mỗi cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời quyết định đến sự phát triển chung của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới. Càng đi sâu vào cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta càng thấy cần trong vô số khó khăn của sự nghiệp mới mẻ này, điều khó nhất là chúng ta phải có đội ngũ cán bộ cần thiết ngang tầm, tùy theo sự phát triển của sự nghiệp cách mạng [22].
Trên cơ sở định hướng về xây dựng nền tảng văn hóa chung, cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa công sở, trong đó có văn hóa giao tiếp luôn được đề cao nhằm góp
phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Một thực tế không thể phủ nhận, sau thời kỳ đổi mới, nhận thức về giao tiếp và văn hóa giao tiếp công sở hành chính đã có những chuyển biến nhất định. Cải cách hành chính không dừng lại ở cải cách thủ tục hành chính nhà nước là “Một cửa, một dấu” mà quan trọng là sự cải cách “Tư duy phục vụ” ở mỗi CBCC khi giao tiếp với dân. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải thiện và xây dựng mối quan hệ giao tiếp hành chính dân chủ, bình đẳng và thân thiện giữa CBCC với nhân dân.
Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo nêu trên về văn hóa giao tiếp ứng xử của CBCC và thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là một nội dung cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện đội ngũ CBCC “Kỷ cương – Trách nhiệm – Tận tình – Thân Thiện”. Góp phần xây dựng được một Chính phủ, một nhà nước kiến tạo một nền hành chính chuyên nghiệp. Chính vì vậy, quan điểm kế thừa văn hóa giao tiếp của Hồ Chí Minh và cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là quan điểm xuyên suốt trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long Biên.
3.1.2. Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân phải thực hiện đồng bộ điều kiện đảm bảo các nguyên tắc trong thực hiện pháp luật
Để thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBNĐ quận Long Biên đảm bảo hiệu quả, trước hết chúng ta cần xác định các nguyên tắc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân như sau:
- Một là, đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý trong triển khai thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, chúng ta cần phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước. UBND quận Long Biên là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở. Hoạt động dưới sự lãnh đạo của quận ủy quận Long Biên. Quận Ủy Long Biên lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý hành chính nhà nước trong đó có những chủ trương, chính sách về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân của CBCC quận Long Biên. Trên cơ sở đường lối chủ trương, định hướng chính sách của Ðảng ủy quận Long Biên. UBND quận Long Biên ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng triển khai và thực hiện đưa pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân hoạt động của cơ quan hành chính cũng như đời sống nhân dân trên địa bàn quận Long Biên. Căn cứ vào các luật và văn bản dưới luật UBND quận Long biên tổ chức triển khai, quản lý các hoạt động thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân của CBCC nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trên địa bàn quận Long biên đúng quy định của pháp luật. Vì vậy trong quá trình thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân không thể không đảm bảo nguyên tắc đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý. UBND quận Long Biên phải nhận thức và quán triệt quan điểm đó để tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân đảm bảo đúng nguyên tắc này.
- Hai là đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. Nguyên tắc yêu cầu việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân phải được diễn ra công khai, minh bạch. Các văn bản pháp luật về văn hóa giao tiếp
trong tiếp công dân phải được công bố niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, được tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người dân, đưa lên trang thông tin điện tử của UBND quận Long Biên.Có hướng dẫn về hình thức công khai, cách thức tiếp cận thông tin công khai và gửi chính thức đến nhân dân. Công khai và minh bạch về quyền, nghĩa vụ, điều kiện, trình tự, thủ tục, quy định về giao tiếp ứng xử quá trình tiếp dân của CBCC. Để việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp của CBCC được minh bạch, thuận tiện đúng pháp luật cũng như việc giám sát của nhân dân đối với CBCC trong quá tình thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp đạt hiệu quả tốt hơn.
- Ba là nguyên tắc bảo vệ lợi ích của nhà nước , quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, CBCC, công dân. Pháp luật phụ thuộc ý chí của nhà nước, xuất phát từ lợi ích nhà nước, giai cấp, dân tộc, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật. Tuy nhiên, để giữ cho xã hội ổn định, pháp luật được mọi người tôn trọng và thực hiện thì Nhà nước phải luôn chú ý bảo đảm sự hài hoà về mặt lợi ích của chủ thể trong quan hệ giao tiếp với nhau trong quá trình thực hiện pháp luật.Chúng ta không thể nào mà thực hiện pháp luật nhằm bảo về quyền và lợi ích của riêng CBCC mà không quan tâm đến quyền và lợi ích của nhân dân được và ngược lại.Việc bảo đảm hài hoà về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật về văn hóa giao tiếp sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật, bảo đảm sự thống nhất ý chí và lợi ích cơ bản giữa các chủ thể, làm cho xã hội ổn định, đoàn kết và phát triển bền vững.
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại ủy ban nhân dân quận Long Biên - Thành phố Hà Nội
Trên cơ sở quan điểm, định hướng chính sách của Đảng và nhà nước, cùng với kết quả đánh giá thực trạng ở chương 2 và quá trình thu thập
những ý kiến của nhân dân trên địa bàn Quận Long Biên, Luận văn đề xuất một số kiên nghị giải pháp sau đây để góp phần đảm bảo thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long Biên – Thành phố Hà Nội.
3.2.1. Các nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về văn hóa giao tiếp công vụ nói chung và văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân nói riêng
Các quy định của pháp luật về văn hóa giao tiếp chính là căn cứ pháp lý quy định đạo đức, thái độ, giao tiếp ứng xử của CBCC, trong quá trình thực thi công vụ. Đây là yếu tố tác động và làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, thói quen ứng xử, điều chỉnh thái độ giao tiếp sao cho phù hợp của người CBCC. Do vậy chúng ta cần phải có một hệt thống các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân hoàn thiện, đồng bộ, hiệu lực và khả thi.
Như đã đánh giá thực trạng về hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại chương 2. Thì hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân của chúng ta còn những khó khăn bất cập như: số lượng các văn bản quy định về văn hóa giao tiếp, ứng xử của các cơ quan nhà nước hiện nay tương đối nhiều, nhưng thiếu tập trung, thống nhất; trong các văn bản có nhiều quy định trùng lặp và chồng chéo các quy định chủ yếu mới là những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản, tính cụ thể chưa cao, nên việc thực hiện của CBCC và việc xử lý vi phạm của các cơ quan sẽ gặp khó khăn, chế tài của các quy định chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh.
Nếu vấn đề giao tiếp, ứng xử của CBCC được nhìn nhận như là một trong những yếu tố cơ bản của “Văn hóa công vụ” thì Nhà nước cần phải xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử chung cho tất cả CBCC. Trên cơ sở hệ thống, chọn lọc và bổ sung các quy định hiện hành, việc biên soạn Bộ quy tắc này
cần được giao cho một cơ quan đảm nhiệm (do Chính phủ ban hành hoặc Chính phủ có thể giao cho Bộ Nội vụ). Nội dung của Bộ quy tắc ứng xử cần bao quát tất cả các vấn đề về giao tiếp, ứng xử công vụ, trong đó xác định rõ các nguyên tắc, yêu cầu, tiêu chí đánh giá và những quy định cụ thể về thái độ, tác phong, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ và trang phục của CBCC khi thực thi công vụ. Bộ quy tắc cần quy định những hành vi được phép hoặc không được phép khi CBCC giao tiếp, ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, khách đến giao dịch, đặc biệt là ứng xử với người dân, đối tác nước ngoài… Trong Bộ quy tắc cũng cần xác định rõ chế tài (khen thưởng và mức độ xử lý khi vi phạm). Ngoài ra, khi xây dựng bộ quy tắc này, cơ quan soạn thảo cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi ngay từ khi chuẩn bị đến lúc ban hành, đặc biệt là ý kiến của chính các CBCC và đối tượng giao tiếp liên quan. Trước khi ban hành, Bộ quy tắc dự thảo cần được áp dụng thử nghiệm trong thực tế để kiểm chứng và thu thập ý kiến phản hồi từ nhiều phía, để chỉnh sửa, bổ sung và ban hành chính thức.
Nếu xây dựng được Bộ quy tắc này, tất cả các CBCC, dù ở cơ quan nhà nước nào cũng phải tuân thủ và có hành vi giao tiếp, ứng xử theo chuẩn mực chung. Những CBCC làm tốt sẽ được biểu dương, khen thưởng và nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý như nhau.