7. Kết cấu của luận văn
1.3.5 thức pháp luật của cán bộ công chức
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân đó là trình độ nhận thức và ý thức của CBCC làm công tác tiếp dân. CBCC là lực lượng chủ yếu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật trong tiếp công dân, đảm bảo việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Nếu CBCC hiểu biết pháp luật tốt, có ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật thì hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu CBCC ý thức pháp luật kém thì sẽ có hành vi vi phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân.Ý thức pháp luật là sự phản ánh một cách tích cực và sáng tạo đời sống xã hội mà trực tiếp là đời sống pháp luật, thông qua ý thước pháp luật giúp con người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật.
Ý thức pháp luật của CBCC làm công tác tiếp dân quyết định việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm trong quan hệ pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân chưa đầy đủ thì hành vi, thái độ ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp vô lễ, thiếu tôn trọng công dân còn xảy ra nhiều hơn và mức độ nghiêm trọng hơn. Do vậy, dù pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ đến đâu đi nữa chăng nữa cũng sẽ không được thực hiện nghiêm chỉnh nếu ý thức pháp luật của CBCC làm công tác tiếp dân còn yếu kém hay trây ì cố tình nhận thức sai lệnh. Như vậy có thể thấy hiểu biết pháp luật nên thực hiện pháp luật, thiếu hiểu biết pháp luật nên không thực hiện pháp luật.
Vì vậy, ý thức pháp luật của CBCC là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, cần phải
đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức pháp luật cho CBCC làm công tác tiếp dân góp phần hạn chế các hành vi, thái độ ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp thiếu chuẩn mực vi phạm pháp luật về văn hoá giao tiếp trong tiếp công dân.
Tiểu kết Chƣơng 1
Chương 1 giải quyết nhiệm vụ hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Với khái niệm, vai trò, nội dung và các yếu tố đảm bảo của việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân mà chương 1 đã nêu ra, giúp cho quá trình nghiên cứu có cơ sở khoa học để triển khai các hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long Biên – Thành phố Hà Nội.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI