Nội dung và hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giaotiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 42 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nội dung và hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giaotiếp

trong tiếp công dân

1.2.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân

Thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa xuyên suốt và triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Thực hiện cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua việc ban hành các ban bản dưới Luật để điều chỉnh các hành vi giao tiếp ứng xử trong hoạt động tiếp công dân.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, công khai các văn bản quy phạm pháp luật về giao tiếp trong tiếp công dân nhằm đưa pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trở thành hành vi thực tiễn của chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác tiếp dân.

- Triển khai các hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân theo đúng quy định về ngôn ngữ giao tiếp, hành vi ứng xử, quy trình tiếp dân, lịch tiếp công dân, trụ sở tiếp công dân, và các chế độ chính sách đối với cán bộ tiếp dân.

- Thanh tra kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của đội ngũ công chức trong hoạt động tiếp dân.

1.2.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân

Các quy phạm pháp luật được thể hiện trong hệ thống pháp luật được thể hiện trong hệ thống pháp luật với số lượng rất lớn và nội dung phong phú, đa dạng nên hình thức thực hiện pháp luật cũng khác nhau. Căn cứ vào tính

chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý chia thành bốn hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật.

Hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là cách thức mà các chủ thể tiến hành các hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật về giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân đi vào thực tiễn trong cuộc sống.

a, Tuân thủ pháp luật

Theo từ điển luật học thì: Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.[50 ,tr.758]

- Tuân thủ pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là hình thức thực hiện pháp luật văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, trong đó yêu cầu các CBCC (chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân) kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân cấm, nhằm đảm bảo hoạt động tiếp dân được thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

+ Ví dụ tại Điều 6 Khoản 3 Luật tiếp công dân năm 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm “Phân biệt đối xử trong tiếp công dân” hay tại điều 7 khoản 4 Quyết định 522/QĐ - UBND ban hành bộ quy tắc ứng xử của CBCC, VC, NLĐ trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội quy định “Không được căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân” chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân đều phải kiềm chế để không vi phạm điều cấm tại các quy định trên.

- Ngoài các quy định về các điều cấm không được làm trong quá trình thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân thì CBCC làm công tác tiếp dân còn phải tuân thủ các quy định cấm mà CBCC không được

làm liên quan đến đạo đức công vụ và các quy định khác được quy định từ điều 18 đến điều 20, luật Cán bộ công chức 2008.

b, Chấp hành pháp luật

- Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thì “Chấp hành pháp luật là một hình thưc thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình với hành động tích cực”.[31, tr.272]

- Chấp hành pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể làm công tác tiếp dân thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình bằng những hoạt động tích cực. Khác với tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật đòi hỏi các CBCC (chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân) phải thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình một cách tích cực. Ở đây CBCC cần phải thực hiện những hành động cụ thể mà pháp luật quy định chứ không phải dừng lại ở việc chỉ không được làm những việc pháp luật cấm.

+ Ví dụ, Tại điều 17 Luật cán bộ công chức 2008 quy định Văn hóa giao tiếp với nhân dân:

1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

- Chấp hành pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là hành động tự giác mang tính chủ động của CBCC chứ không phải là sự thụ động như hình thức tuân thủ pháp luật. Từ đó chấp hành pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là việc mà CBCC thực hiện các nghĩa vụ trách nhiệm

của mình theo đúng quy định của pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân một cách tích cực.

c, Sử dụng pháp luật

- Theo từ điển luật học thì: “Sử dụng pháp luật là khả năng các chủ thể pháp luật có thể sử dụng, khai thác hay không sử dụng khai tháng hưởng quyền mà pháp luật đã dành cho mình”.[50 ,tr.758]

- Theo giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thì: “Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật sử dụng các quyền năng pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình”. [31, tr.272]

- Sử dụng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, thực hiện quyền tự do pháp lý về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân do pháp luật cho phép, ở hình thức này chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân được quyền lựa chọn các quyền năng của mình do pháp luật quy định để sửa dụng theo ý chí của mình.

- Nếu như trong hai hình thức thực hiện pháp luật trên thể hiện nghĩa vụ phải thực hiện các quy phạm một cách thụ động hay tích cực thì trong hình thức sử dụng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là việc mà chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân được quyền chủ động thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật trao theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện. Chủ thể hình thức sử dụng pháp luật này bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân.

+ Ví dụ trong trường hợp chủ thể thực pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là công dân thì tại Điểm c Khoản 1 điều 7 Luật Tiếp công dân năm 2013 quy định công dân có quyền: “Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân”.

+ Hay tại Khoản 1 điều 9, Luật tiếp công dân 2013 quy định CBCC làm công tác tiếp dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây: “Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

- Việc sử dụng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân sao cho chuẩn mực, hiệu quả là yếu tố góp phần quan trọng đảm bảo việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân.

d, Áp dụng pháp luật

- Theo từ điển luật học thì “Áp Dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết xử lý những vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của mình” [50, tr.758].

- Theo giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thì: “Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết đinh làm phát sinh hay chấm dứt hay thay đổi quan hệ pháp luật cụ thể” [31, tr.273].

- Áp dụng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân áp dụng những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của

pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân để làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt các quan hệ pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Áp dụng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân là hoạt động có tổ chức mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các quy định của pháp luật.

- Hoạt động áp dụng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Khi cần áp dụng các biệm pháp cưỡng chế nhà nước hoặc áp dụng các chế tài pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Ví dụ như cán bộ tiếp công dân có các hành vi vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tiếp công dân như “Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp” Theo Khoản 2 Điều 6 Luật tiếp công dân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định xử phạt các hành vi đó tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

+ Khi các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân không tự nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. Ví dụ Nhà nước quy định rõ các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân đến nơi tiếp công dân có quyền gì và nghĩa vụ phải làm gì quy định tại điều 7, 8 trong luật tiếp công dân.

+ Khi xảy ra thanh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà họ tự không thể giải quyết được, phải nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ trong quá trình tiếp công dân. Công dân thấy cán bộ tiếp công dân có thái độ, hành vi ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp không đúng mực vi phạm các quy định tại điều 17: Văn hóa giao tiếp với nhân dân của luật Cán Bộ công chức 2008 thì công dân có quyền đề nghị gặp

trực tiếp lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan hoặc khiếu nại trực tiếp đến cơ quan nhà nước cấp cao hơn.

- Ngoài ra trong một số trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên trong quan hệ pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 42 - 48)