7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Yếu tố đảm bảo về pháp lý
Nhà nước pháp quyền là nhà nước có bản chất tốt đẹp mà ở đó những giá trị cao quý của con người được thừa nhận, bảo vệ. Với những ưu việt của nhà nước pháp quyền, chúng ta khẳng định xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là con đường phát triển tất yếu phù hợp xu thế chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đảm bảo thực hiện mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới.
Đảm bảo về mặt pháp lý đó chính là sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân đã được nhà nước ngày một hoàn thiện. Cùng với sự ra đời luật tiếp công dân năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản dưới luật, các quy chế, bộ quy tắc xử sự quy định các hành vi giao tiếp ứng xử tạo ra cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình tiếp công dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật chúng ta căn cứ vào tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân.Nghĩa là chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công
dân phải phù hợp với thực tiễn giao tiếp trong tiếp công dân, đảm bảo tính khả thi, có tính ổn định tương đối không chồng chéo, với chất lượng, kỹ thuật lập pháp cao và ngôn ngữ, văn phong diễn đạt rõ ràng dễ hiểu .
Tính toàn diện: là yếu tố xét mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Nghĩa là các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân phải đầy đủ, đa dạng về số lượng và chất lượng, kịp thời giả quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn tiếp công dân
Tính đồng bộ: đó là sự đồng bộ giữa các văn bản quy pham pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân với nhau; không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo với nhau, phải thống nhất về mặt nội dung và hình thức theo quy chuẩn
Tính phù hợp thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tức là cần phải xác định các văn bản lỗi thời, lạc hậu để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; các vấn đề thực tiễn nào trong thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân thì cần phải xây dựng và van hành đảm bảo phù hợp với thực tiễn đất nước.