Tổ chức bộ máy và đội cũ cán bộ công chức làm công tác tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Tổ chức bộ máy và đội cũ cán bộ công chức làm công tác tiếp

dân

Quận Long Biên bao gồm 19 phòng ban trực thuộc. Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý hành chính nhà nước của quận. Thanh Tra quận có 07 biên chế: 03/07 đồng chí có trình độ trên đại học, 04/07 đồng chí có trình độ đại học, 02 thanh tra viên chính, 03 thanh tra viên, 02 chuyên viên. Ban tiếp công dân hiện có 07 đồng chí. Trong đó bao gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 5 thành viên. Tất cả đều có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học. (Phụ lục số 2 Bảng 2.1)

Năm 2014 – 2017, trên địa bàn quận tiếp tục triển khai dự án đầu tự hạ tầng cơ sở, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa của quận. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, trong đó công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Tình hình trên có liên quan đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Trên 80% số đơn có nội dung liên quan đến thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với sự tập chung quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành lãnh đạo quận ủy, HĐND, UBND quận luôn coi trọng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư tập chung thanh tra các lĩnh vực mới, phức tạp góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Long Biên.

2.2. Thực trạng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân và đánh giá tình hình thực hiện pháp luât về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên

2.2.1. Thực trạng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân

Trong những năm qua, cùng với quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của dân, do dân, vì dân, phát huy dân chủ tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong thực thi công vụ, trong đó có yếu tố văn hóa giao tiếp cũng được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Xét từ góc độ lịch sử, trong suốt thời kỳ phong kiến nước ta khi chế độ phong kiến còn tồn tại. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà vua chúa. Khi đó quyền con người, quyền công dân còn chưa được ghi nhận, nhân dân bị áp bức bóc lột. Từ các qui định luật pháp đến phân cấp xét xử cũng như thực tế xét xử các vụ việc thời kỳ này cho thấy một đặc điểm chung là “trọng hình, khinh dân”. Các qui định pháp luật và thực tiễn xét xử chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực: hình sự, hành chính và quân sự, ít chú trọng và phát triển lĩnh vực pháp luật dân sự. Khi đó người dân phải thực hiện các nghĩa vụ nhiều hơn là đòi hỏi quyền lợi, người dân bị coi là thảo dân, dân đen. Người dân khi gặp quan lại, vua chúa đều phải hành lễ, giao tiếp thì phải thưa, bẩm cúi đầu không dám nhìn thẳng vào mặt vua quan. Trong khi đó về phía vua chúa quan lại thì hách dịch cửa quyền coi người dân như cỏ rác tùy ý mắng chửi. Đến khi hết thời kỳ phong kiến, nhân dân ta lại tiếp tục chịu bị áp bức bóc lột của 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến). Chỉ khi Cách mạng Tư sản thành công, do nhu cầu hoàn thiện các quy định về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và ghi nhận các quyền tự do của người dân để hạn chế việc lạm dụng của chính quyền mới dẫn đến sự ra đời của hiến pháp thì khi đó quyền con người, quyền công dân mới được ghi nhận và hạn chế quyền lực nhà nước.Mọi người dân có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất nước và bản thân mình mà không sợ hãi bị đàn áp hay trừng phạt, buộc nhà nước phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập ban thanh tra đặc biệt và giao cho ban thanh tra đặc biệt có trách nhiệm “Nhận đơn khiêu nại của nhân dân”. Việc nhận và giải quyết khiếu nại của nhân dân được coi một phương thức giám sát hoạt động của chính quyền bằng hình thức tiếp công dân. Tiếp đó ngày 25/5/1946, Bộ trưởng bộ nội vụ đã ban hành thông tư số 203 - NV/VP hướng dẫn thủ tục gửi đơn khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại và quy định về thẩm quyền khiếu nại của cơ quan nhà nước. Đây là những văn bản pháp lý đầu tiên được chỉnh phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành về việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại hành chính cũng đồng thời làm cơ sở pháp lý thực hiện công tác tiếp công dân. Trong các giai đoạn tiếp theo, công tác tiếp dân đã được ghi nhận thành những chế định riêng ví dụ như để thực hiện pháp lệnh khiếu nại tố cáo công dân năm 1991, chính phủ ban hành nghị định số 89 ngày 07/8/1997 quy định về công tác tiếp công dân, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, trách nhiệm, nghĩa cụ cán bộ và tổ chức công tác tiếp công dân ở các ngành các cấp. Luật khiếu nại tố cáo năm 1988luật khiếu nại 2011 đều dành riêng một chương về tiếp công dân, trong đó quy định trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân, phương thức thời gian, địa điểm tiếp công dân. Đến năm 2013 quốc hội đã ban hành luật Tiếp công dân số 42/22013/QH12 ngày 25/11/2013 quy định rõ việc tiếp công dân

và sau đó là nghị đinh 64/2014/NĐ-CP của chính phủ ngày 26 tháng 06 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.

Sau ý thức được vai trò và lợi ích khi thực hiện tiến hành tốt công tác tiếp dân góp phần kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; sửa đổi bổ sung những chính sách, pháp luật không còn phủ hợp; những sơ hở, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm trong công tác quản lý góp phần hoàn thiện cơ

chế, chính sách , pháp luật nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp công dân. Tuy nhiên trong quá trình tiếp dân còn xảy ra và phát sinh rất nhiều khó khăn vướng mắc, những bất đồng trong quan hệ giữa CBCC làm công tác tiếp dân và công dân. Thì vấn đề đặt ra ở đây là tiếp công dân làm sao cho tốt và hiệu quả, người cán bộ làm công tác tiếp dân phải giao tiếp ứng xử như thế nào với người dân để không xảy ra các trường hợp bức xúc, sự hách dịch, cửa quyền, gây khó dễ, vô cảm với nhân dân. Thì khi đó Đảng và nhà nước ta quan tâm đến việc chỉnh đốn, hoàn thiện pháp luật về giao tiếp ứng xử của CBCC làm công tác tiếp dân là rất cần thiết. Phải làm sao phải xây dựng một truyền thống, hình thành một văn hóa giao tiếp của CBCC, đưa các thái độ, hành vi ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp vào một quy chuẩn nhất định buộc các CBCC làm công tác tiếp dân phải ý thức được trách nhiệm của mình và chấp hành một cách nghiêm túc các chuẩn mực đó.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp ứng xử trong tiếp công dân đã được các cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo hướng dẫn. Trên cơ sở đó các quy tắc, quy định chuẩn mực chung được ban hành tại quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước và quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của bộ trưởng bộ nội vụ về quy tắc ứng xử của CBCC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn quy trình tiếp công dân và gần đây nhất là Quyết định số 522/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban hành bộ quy tắc ứng xử của CBCC, VC, NLĐ trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và rất nhiều các quy chế văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của cơ quan, đơn vị, UBND các cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã được ban hành nhằm tạo môi trường văn hóa, văn minh, hiện đại công sở phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó trách

nhiệm cao, xây dựng lề lối làm việc nghiêm túc, phong cách giao tiếp ứng xử văn hóa, lối sống lành mạnh của CBCC… Theo đó các CBCC làm công tác tiếp dân luôn phải quyết tâm thực hiện theo phương châm “Phục vụ với nụ cười” khi chào hỏi, xưng hô, phục vụ tổ chức, cá nhân đến giao dịch, làm việc phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự nhã nhặn, hướng dẫn tận tình; không nên có thái độ cửa quyền hách dịch sách nhiễu, vô cảm trong khi tiếp công dân. Khi tiếp công dân cần phải thực hiện nghiêm chỉnh, xưng tên, chức danh trước khi làm việc; lắng nghe nhân dân trình bày nguyện vọng, ý kiến; giải thích hướng dẫn rõ ràng, cụ thể những điều cần biết; không quát nạt, nói tiếng lóng; phải trả lời những yêu cầu chính đáng của nhân dân.

Tuy nhiên để hoàn thiện hệ thống pháp về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, xây dựng một hệ thống chặt chẽ và hoàn chỉnh thì vô cùng khó khăn. Chúng ta còn gặp quá nhiều khó khăn và bất cập, hạn chế trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân như :

- Thứ nhất, số lượng các văn bản quy định về văn hóa giao tiếp, ứng xử của các cơ quan nhà nước hiện nay tương đối nhiều, nhưng thiếu tập trung, thống nhất. Về mặt hình thức cũng như kết cấu văn bản chưa có sự thống nhất. chưa thấy sự phân cấp rõ ràng trong các quy định của Chính phủ và các cơ quan cấp dưới. Vì vậy, mặc dù có rất nhiều điều luật, nhưng muốn trả lời được câu hỏi: chuẩn mực chung cho hoạt động giao tiếp, ứng xử của CBCC trong tiếp công dân là gì thì phải tìm ở nhiều văn bản khác nhau và cũng chưa bao quát hết.

- Thứ hai, trong các văn bản có nhiều quy định trùng lặp và chồng chéo. Theo quy định, văn bản của cấp dưới cần cụ thể hóa các quy định trong văn bản của cấp trên. Nhưng xem xét nội dung của một số quy tắc giao tiếp, ứng xử do các bộ ban hành cho thấy nhiều quy định trong Luật cán bộ,

công chức, Luật Phòng, chống tham nhũng và quy chế văn hóa công sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã được lặp lại khá nhiều. Mặt khác, do cấu trúc các chương, phần chưa hợp lý, nên nhiều hành vi đã được quy định ở phần này lại được quy định tiếp ở các phần sau, tạo ra sự chồng chéo không cần thiết.

- Thứ ba, các quy định chủ yếu mới là những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản, tính cụ thể chưa cao, nên việc thực hiện của CBCC và việc xử lý vi phạm của các cơ quan sẽ gặp khó khăn.Khi thực hiện tiếp công dân với các cơ quan, tổ chức, công dân, CBCC phải có thái độ nghiêm túc, đúng mực, thân thiện và hợp tác; trang phục gọn gàng, lịch sự… Tuy nhiên, như thế nào là nghiêm túc, đúng mực, thân thiện, hợp tác gọn gàng, lịch sự thì lại hầu như chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, trong thực tế, cùng một hành vi nhưng sẽ có những nhận xét, đánh giá không thống nhất. Việc thiếu các quy định cụ thể chính là nguyên nhân làm cho các quy định tuy nhiều, nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả trong thực tế.

- Thứ tƣ, chế tài của các quy định chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh. Hầu hết phần tổ chức thực hiện hoặc trong mục điều khoản thi hành của các Quy chế và Quy tắc nói trên đều có quy định: “Cá nhân, đơn vị thực hiện tốt quy định này sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật không được dẫn chiếu hoặc thiếu cụ thể nên trên thực tế việc khen thưởng và xử lý vi phạm gần như rất khó thực hiện. Do vậy, khi có những phàn nàn từ người dân hoặc xảy ra sai phạm, các cơ quan thường áp dụng biện pháp phê bình, nhắc nhở. Hậu quả của cách xử lý này là làm giảm uy tín của các cơ quan và các hành vi tương tự có thể tái diễn.

Sở dĩ có những hạn chế trên là do việc ban hành các quy định phần nào còn nặng về “Giải quyết tình thế”. Vì vậy, một số cơ quan ban hành các quy

định khi chưa dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu thực tế, chưa tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chính là CBCC và công dân. Trên thực tế, cách làm của một số cơ quan là giao cho một nhóm soạn thảo, rồi đưa ra xin ý kiến trong các cuộc họp chung, sau đó trình lãnh đạo ký ban hành. Cách làm này nặng về hình thức, chưa phát huy được trí tuệ của các cơ quan, chuyên gia và nhân dân; thiếu cơ chế phản biện khách quan.

2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên trong tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên

Như chương 1 chúng ta đã xác định các nội dung thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, chúng ta cần khảo sát và nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân theo các nội dung mà chương 1 đã đề cập như sau:

- Một là, thực hiện cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua việc ban hành các ban bản dưới Luật để điều chỉnh các hành vi giao tiếp ứng xử trong hoạt động tiếp công dân;

- Hai là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, công khai các văn bản quy phạm pháp luật về giao tiếp trong tiếp công dân nhằm đưa pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trở thành hành vi thực tiễn của chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân, đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác tiếp dân.

- Ba là, triển khai các hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân theo đúng quy định về ngôn ngữ giao tiếp, hành vi ứng xử, quy trình tiếp dân, lịch tiếp công dân, trụ sở tiếp công dân, và các chế độ chính sách đối với cán bộ tiếp dân.

- Bốn là, thanh tra kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của đội ngũ công chức trong hoạt động tiếp dân.

Theo nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm trên địa bàn UBND quận long biên trong 3 năm (2015,2016,2017) tình hình thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân được thực hiện như sau:

a, Về thực hiện cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua việc ban hành các ban bản dưới Luật để điều chỉnh các hành vi giao tiếp ứng xử trong hoạt động tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên

Trong những năm gần đây, Thành ủy Hà Nội ban hành chỉ thị số 15- CT/TU ngày 16/12/2016 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận long biên hà nội (Trang 58)