7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Một số bài học kinh ngiệm rút ra
Từ thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long Biên – Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, có thể rút ra một sống kinh nghiệm như sau:
- Một là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Tăng cường việc thể chế hóa hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tạo ra được sự hưởng ứng chung, nâng cao trách nhiệm của CBCC cũng như nhân dân quận Long Biên nói riêng và cả nước nói chung nhằm
thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Góp phần xây dựng được một Chính phủ, một nhà nước kiến tạo một nền hành chính chuyên nghiệp, góp tới xây dựng đội ngũ CBCC “Kỷ cương - Trách nhiệm - Tận tình - Thân Thiện”.
- Hai là luôn quan tâm đến xây dựng đội ngũ công chức làm công tác tiếp dân, đảm bảo phẩm chất chính trị, đạo đức, có chuyên môn, lương tâm nghề nghiệp trong sáng, là lực lượng nòng cốt để thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân. Mặc khác cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của các CBCC làm công tác tiếp dân, thực hiện đúng các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng động viên đối với các CBCC làm công tác tiếp dân hoàn thành tốt nhiệm vụ, gương mẫu đi đầu trong giao tiếp ứng xử với công dân.
- Ba là cần xây dựng môi trường hành chính văn hóa với những chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử giữa CBCC và nhân dân. Điều này vừa tác động lên ý thức, trách nhiệm của mỗi CBCC và nhân dân vừa góp phần duy trì, giữ gìn nề nếp, văn hóa giao tiếp trong cơ quan hành chính buộc các CBCC và nhân dân phải tuân thủ chấp hành trong quá trình thực hiện pháp luật.
- Bốn là chú trọng đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa giao tiếp cho CBCC và nhân dân nhằm nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật để việc thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân đạt hiệu quả cao nhất. Việc nâng cao nhận thức và giáo dục văn hóa giao tiếp lối sống thượng tôn pháp luật cho đội ngũ CBCC cần phải được đặc biệt chú trọng, bởi lẽ, nó góp phần xây dựng được một Chính phủ, một Nhà nước kiến tạo. Muốn có một xã hội văn minh thì trước tiên chúng ta cần có đội ngũ những người CBCC văn minh, ứng xử đúng theo những chuẩn mực đề ra
- Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước, tăng cường sự kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật về văn
hóa giao tiếp trong tiếp công dân phải thực sự hiệu quả không mang tính hình thức. Không còn chuyện kiểm điểm, rút kinh nghiệm mà cần phải thực hiện chế tài xử phạt mang tính răn đe xử lý kịp thời và nghiêm minh những hành vi, biểu hiện sai lệch của CBCC làm công tác tiếp dân vi phạm các quy định của pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, luận văn tiến hành nghiên cứu, điều tra khải sát quá trình thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long Biên nhằm đánh giá nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên hai phương diện cơ bản là thực trạng pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân và thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân trên địa bàn quận Long Biên – Thành phố Hà Nội.
Qua khảo sát và nghiên cứu thực tế cho thấy, văn hóa giao tiếp với nhân dân của CBCC làm công tác tiếp dân tại UBND quận Long Biên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Luận văn cũng tổng kết những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, bất cập hạn chế để làm nền tảng cho việc đề xuất những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa giao tiếp trong tiếp công dân tại UBND quận Long Biên – Thành phố Hà Nội đạt hiệu quả.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP