Vai trò của việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hải dương (Trang 27 - 31)

1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan

1.2.2. Vai trò của việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công

thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm hướng tới mục tiêu quản lý có hiệu quả đội ngũ công chức thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ và đáp ứng các yêu cầu của các cá nhân, tổ chức ở địa phương nói riêng và trên cả nước nói chung.

1.2.2. Vai trò của việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh

Xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác thực hiện pháp luật về quản lý công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nói riêng nhằm giúp các nhà quản lý nhận thức rõ sự cần thiết, ý nghĩa của công tác thực hiện pháp luật về quản lý công chức, từ đó chủ động có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về quản lý công chức, đưa pháp luật về quản lý công chức vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao chất lượng hoạt động thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, góp phần đẩy mạnh quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò của việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chức

Thực hiện pháp luật về quản lý công chức là hoạt động có mục đích nhằm làm cho các quy định về quyền và nghĩa vụ của công chức đi vào cuộc

sống thực tiễn. Do vậy, có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích, động viên đội ngũ công chức phát huy khả năng, yên tâm cống hiến, phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật của công chức đều phải chịu các chế tài nghiêm khắc, vì vậy trong quá trình quản lý, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý công chức không thể tùy tiện vi phạm mà không bị trừng phạt. Điều đó góp phần đảm bảo lợi ích của cơ quan quản lý công chức, của nhân dân và nhà nước, bởi thước đo sự hài lòng của người dân đối với nhà nước chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ.

-Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Thực hiện pháp luật về quản lý công chức góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Một nhà nước vững mạnh và thực sự là của dân, do dân và vì dân phải là một nhà nước có nền công vụ trong sạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả với một đội ngũ công chức có tinh thần trách nhiệm cao. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực công vụ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đổi mới cơ chế quản lý công chức. Luật cán bộ, công chức đã quy định nguyên tắc quản lý công chức trên cơ sở kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh với vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

Thực hiện nguyên tắc này nhằm xây dựng và đảm bảo chất lượng đội ngũ công chức trong hoạt động thực thi công vụ. Việc xác định rõ vị trí việc làm trong quản lý công chức để bố trí, sử dụng phù hợp với khả năng của công chức và yêu cầu của vị trí việc làm là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng và trách nhiệm trong hoạt động công vụ. Thông qua các chế định về quản lý công chức, chủ thể quản lý nhận thức được họ phải làm gì và phải chịu trách nhiệm gì về kết quả công việc của mình. Trách nhiệm, đạo đức,

hiệu quả làm việc của công chức, nhất là của công chức lãnh đạo là vấn đề đang được quan tâm chấn chỉnh, bởi đó là yếu tố then chốt đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Luật cán bộ, công chức quy định các nguyên tắc trong thực thi công vụ "công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát", "bảo đảm thứ bậc hành chính và có sự phối hợp chặt chẽ".

Trong quản lý công chức, Luật cũng quy định rõ nguyên tắc quản lý công chức "Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng". Quản lý công chức (kể cả việc quản lý hoạt động thực thi công vụ của công chức), phát huy vai trò cá nhân và thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng nhằm xác định trách nhiệm của chủ thể quản lý, từ đó xử lý sai phạm kịp thời, chính xác và có cơ sở để đánh giá, khen thưởng, động viên đội ngũ công chức nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ. Chất lượng đội ngũ công chức và trách nhiệm trong thực thi công vụ chính là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Vì vậy, cần thực hiện tốt pháp luật về quản lý công chức để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

-Nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

Thực hiện pháp luật về quản lý công chức góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức trong thực hiện pháp luật về công chức và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đời sống xã hội. Hoạt động quản lý công chức không chỉ đòi hỏi vai trò của chủ thể quản lý mà còn đòi hỏi vai trò, trách nhiệm của đội ngũ

công chức trong việc thực hiện các quy định về quản lý công chức, góp phần giảm thiểu tranh chấp, khiếu kiện và thúc đẩy sự phát triển, ổn định của xã hội. Việc thực hiện nghiêm minh các chế tài xử phạt khi công chức vi phạm kỷ luật hành chính sẽ có tác dụng ngăn ngừa các công chức khác không vi phạm pháp luật về công chức, về quản lý công chức.

-Xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hội nhập quốc tế

Thực hiện pháp luật về quản lý công chức góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hội nhập quốc tế; đảm bảo ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế bền vững. Khi các chế định quy định về đạo đức công vụ của công chức cũng như những chế định về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức… được quy định trong Luật cán bộ, công chức thực sự được triển khai vào đời sống thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ của công chức. Một nền hành chính thật sự trong sạch, vững mạnh là một nền hành chính đáp ứng được yêu cầu và sự hài lòng của người dân, đảm bảo các thiết chế được thực hiện nghiêm minh, mọi cán bộ, công chức, các cơ quan trong nền hành chính đều tuân thủ theo pháp luật.

-Xây dựng, hoàn thiện các thể chế về quản lý công chức nói riêng và các chính sách, hệ thống pháp luật nói chung

Thực hiện pháp luật về quản lý công chức góp phần xây dựng, hoàn thiện các thể chế về quản lý công chức nói riêng và các chính sách, hệ thống pháp luật nói chung. Một trong những hoạt động quản lý của nhà nước là tham gia vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở thực tiễn quản lý và đạo luật gốc, đó là Hiến pháp. Vì vậy, cần triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cho các chủ thể pháp luật tham gia vào quan hệ pháp luật về quản lý công chức tự giác thực

hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động thực tế, biến những quy định của pháp luật trở thành hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật. Khi đã nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động xây dựng và hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hải dương (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)