Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hải dương (Trang 71 - 73)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý CBCC nói chung và quản lý công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh nói riêng, UBND tỉnh Hải Dương đã chú trọng và nghiêm túc thực hiện việc pháp luật về quản lý CBCC nói chung và quản lý đối với đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hải Dương nói riêng.

Điều này được thể hiện trước hết ở việc ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy – cán bộ, công chức, viên chức – lao động theo Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 11/01/2007. Với việc ban hành quy định này, nhiều nội dung liên quan trực tiếp tới quản lý công chức của tỉnh đã được thể hiện rõ ràng và hợp lý hơn. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện pháp luật về quản lý công chức một cách nghiêm túc và có hiệu quả ở nhiều nội dung của quản lý công chức. Cụ thể:

Việc tổ chức thực hiện pháp luật về tuyển dụng: về cơ bản đã đi vào nề

nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực và đã đảm bảo được tính khách quan, công bằng trong thi tuyển. UBND tỉnh đã chủ động trong việc quy định các tiêu chí và điều kiện cụ thể đối với các ứng viên dự tuyển công chức cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, như: quy định người dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy tập trung dài hạn, hay có chính sách đặc cách tuyển thẳng (không qua thi tuyển) đối với một số trường hợp có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ (trước đó tốt nghiệp Đại học cùng chuyên ngành, hệ chính quy tập trung dài hạn tại các trường công lập); tốt nghiệp thủ khoa, tốt nghiệp loại giỏi hệ chính quy tập trung dài hạn tại các trường công lập đào tạo trình độ đại học ở trong nước, người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất

sắc ở nước ngoài. Qua đây, không chỉ cho thấy dấu hiệu tích cực, chủ động của UBND tỉnh trong xác định các điều kiện tuyển dụng mà còn cho thấy tỉnh đã đặc biệt chú trọng tới việc thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước ở địa phương mình.

Về tổ chức thực hiện pháp luật về ĐTBD, nhìn chung, quy trình thực

hiện ĐTBD của tỉnh Hải Dương hiện nay đã được đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng đối tượng theo phân cấp hiện hành. Đặc biệt, việc phân công, phân cấp trong quản lý và tổ chức thực hiện công tác ĐTBD công chức đã được phân định tương đối rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Chính vì thế, đã tạo ra sự chủ động và phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý cũng như các cơ sở ĐTBD CBCC trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên và chương trình đào tạo trung cấp hành chính.

Về tổ chức thực hiện pháp luật về bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý,

mặc dù tỉnh chưa ban hành được quy chế cụ thể trong bổ nhiệm đối với các đối tượng này, song thời gian qua tỉnh cũng đã căn cứ và tuân thủ đúng quy trình bổ nhiệm và các điều kiện bổ nhiệm được quy định trong các văn bản của các cơ quan trung ương. Do đó, nhìn chung công tác này đã được diễn ra thông suốt, cơ bản đảm bảo đúng quy trình trong bổ nhiệm đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, Sở Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình. Trong đó, đã bổ nhiệm 1 Giám đốc Sở và tương đương; kéo dài và bổ nhiệm lại 3 Giám đốc Sở và tương đương; bổ nhiệm 2 phó Giám đốc Sở và tương đương.

Về tổ chức thực hiện pháp luật về đánh giá công chức, UBND tỉnh Hải

Dương đã dựa trên các quy định của Luật CBCC và các văn bản có liên quan để áp dụng các tiêu chí, quy trình và xử lý kết quả đánh giá công chức để chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiến hành đánh giá công chức hằng năm. Theo đó, về cơ bản, trình tự, thủ tục đánh giá công chức hằng năm của tỉnh đã tuân thủ đúng các quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá CBCCVC. Trong đó, đã xác định và phân cấp rõ thẩm quyền trong đánh giá đối với các công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hải dương (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)