3.2.1.Đổi mới nhận thức về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở Hải Dương trong thời kỳ mới
Cần thay đổi tư duy về vấn đề quản lý công chức nói chung và phân công, phân cấp trong quản lý công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo hướng giúp CBCC trong các cơ quan HCNN ở các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh nhận thức rõ được lợi ích thiết thực của phân cấp đối với bản thân họ nói riêng và đối với cả hệ thống nói chung. Điều quan trọng hơn cả là phải giúp họ nhận thức được rằng, phân cấp là xu thế tất yếu không thể cưỡng lại được dù muốn hay không. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về phân cấp là biện pháp mạnh buộc các cơ quan quản lý công chức phải thay đổi quan điểm và thái độ về phân cấp quản lý.
Cần khắc phục những nhận thức chưa đúng đắn của các cơ quan HCNN cấp trên về phân cấp quản lý CBCC, như:
-Lo ngại bị ảnh hưởng về lợi ích do phải chuyển giao bớt thẩm quyền cho cấp dưới.
-Lo ngại sự đe dọa của cấp dưới đối với vị trí của mình, đồng thời sợ giảm khả năng ảnh hưởng của mình xuống cấp dưới.
-Lo ngại cấp dưới không đủ năng lực để thực hiện mục tiêu quản lý đề ra.
-Lo ngại năng lực của các cơ quan HCNN cấp dưới chưa đảm bảo thực hiện các thẩm quyền quản lý CBCC được phân cấp do thiếu đội ngũ CBCC được đào tạo chuyên nghiệp làm việc tại các cơ quan này. CBCC trong các sở nội vụ, phòng nội vụ, UBND các cấp được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau với những chuyên ngành đa dạng nên chưa đảm bảo tính chuyên môn hóa cao.
-Lo ngại vấn đề kiểm soát sau phân cấp rất khó khăn, đặc biệt trong các mối quan hệ làng xóm, thân tộc.