Tổ chức thực hiện pháp luật về đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hải dương (Trang 61 - 71)

2.2. Khái quát thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công

2.2.4. Tổ chức thực hiện pháp luật về đánh giá công chức

Thứ nhất, về thẩm quyền xác định tiêu chí đánh giá công chức: việc quy

định các “quy định cứng” để đánh giá CBCC thuộc thẩm quyền của Quốc hội, còn Chính phủ và Bộ Nội vụ có trách nhiệm trong việc cụ thể hóa các quy

định này. Hiện nay, ở tỉnh Hải Dương, các cơ quan HCNN vẫn chủ yếu căn cứ theo các “quy định cứng” để triển khai xây dựng tiêu chí đánh giá công chức chứ cũng chưa chủ động nhiều trong việc xây dựng các “tiêu chí mềm” phù hợp với đặc thù của từng ngành, từng cơ quan.

Được biết, hằng năm, căn cứ theo các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hải Dương đã có công văn yêu cầu Thủ trưởng các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tập trung chỉ đạo về việc thực hiện đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo đúng nội dung quy định của Luật CBCC và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, UBND tỉnh cũng hướng dẫn chi tiết về xác định các tiêu chí liên quan đến đánh giá công chức trong các cơ quan nhà nước căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 của Luật CBCC với các tiêu chí cụ thể:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

- Thái độ phục vụ nhân dân.

- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các tiêu chí trên còn được đánh giá theo Khoản 2, Điều 56 Luật CBCC với các tiêu chí là:

- Kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực lãnh đạo, quản lý

- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng quy định: các sở, ban, ngành cần xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đối với công chức, viên chức dựa trên các quy định của nhà nước, quy định của tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức,

đơn vị gắn với đặc điểm mang tính đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Đồng thời, quy định cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức.

Tuy nhiên, nhìn chung, hiện tại các cơ quan HCNN ở tỉnh Hải Dương chưa được quyền tự chủ trong xác định các nội dung và tiêu chí đánh giá, mà chủ yếu vẫn căn cứ theo các “quy định cứng” để triển khai đánh giá công chức. Bên cạnh đó, cũng chưa chủ động nhiều trong việc xây dựng các “tiêu chí mềm” cho phù hợp với đặc thù của từng ngành, từng cơ quan mình. Trong khi, các “tiêu chí cứng” này thường nghiêng nhiều về phương diện tiêu chuẩn chính trị, yếu tố chính trị, đạo đức hơn là về đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện công việc của công chức. Hơn nữa, các tiêu chí đánh giá cũng còn chung chung, chưa thực sự đề cao chất lượng, khối lượng hoàn thành các công việc cụ thể của công chức cho từng vị trí công tác ở các sở, ngành, địa phương hoặc ở chính các cơ quan HCNN.

Những quy định về nội dung đánh giá còn dàn trải, khối lượng hoàn thành công việc là thước đo kết quả lao động của công chức lại được đặt ngang bằng với các tiêu chí khác nên chưa thực sự đánh giá đúng và khách quan về những người làm việc tích cực với những người làm việc cầm chừng mà cố gắng chấp hành đúng quy chế làm việc của cơ quan. Do đó, trong trường hợp công chức có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ nhưng các nội dung khác như quan hệ phối hợp cộng tác, tinh thần học tập nếu có khiếm khuyết thì lại dễ bị đánh giá ngang bằng, thậm chí là không bằng với những người chưa hoàn thành nhiệm vụ nhưng đi làm đều hoặc có quan hệ mềm mỏng với những người khác. Điều này dẫn đến việc không đánh giá đúng được những người làm việc tốt, có hiệu quả với những người làm việc ít, hiệu

quả không tốt. Đây cũng là thực trạng chung đối với việc đánh giá công chức ở các cơ quan HCNN ở nước ta hiện nay, không riêng gì tỉnh Hải Dương.

Thứ hai, về thẩm quyền xác định phương pháp đánh giá công chức

Theo quy định chung hiện hành về đánh giá CBCC, hiện nay các cơ quan HCNN ở nước ta thường sử dụng một số phương pháp đánh giá chủ yếu là: đánh giá qua báo cáo, kiểm điểm cá nhân; đánh giá thông qua phương pháp cho điểm, xếp hạng theo các tiêu chí và đánh giá thông qua phương pháp bình bầu. Do đó, có thể thấy rằng, việc xác định các phương pháp đánh giá CBCC hiện vẫn do Bộ Nội vụ quyết định và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. Còn các cơ quan HCNN nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng vẫn ít có sự chủ động trong việc tự xác định được phương pháp đánh giá riêng cho phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương mà chủ yếu vẫn là căn cứ theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nội vụ để áp dụng trong cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền mình quản lý.

Việc quy định quá trình đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hiện nay về cơ bản vẫn được xác định như quy chế đánh giá công chức năm 1998, trong đó gồm có: bản thân công chức tự đánh giá; đồng nghiệp đánh giá; cấp quản lý trực tiếp (thủ trưởng đơn vị, cấp trên trực tiếp) đánh giá. Việc đánh giá công chức ở tỉnh Hải Dương hiện nay đang áp dụng theo Luật CBCC, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá, phân loại CBCCVC và các văn bản hướng dẫn thi hành song xét về chủ thể tham gia đánh giá công chức vẫn cơ bản giống các chủ thể được quy định trong quy chế đánh giá công chức năm 1998 (gồm các chủ thể nêu trên).

Việc quy định nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá công chức như quy định chung hiện hành cũng có ưu điểm là giúp đánh giá được toàn diện về công chức với nhiều thông tin từ nhiều chủ thể. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận khách quan rằng, hiện nay việc tham gia đánh giá của các chủ

thể này vẫn chỉ mang tính hình thức, không đem lại nhiều hiệu quả như mong muốn. Bởi, mỗi công chức khi tự đánh giá thường đề cao bản thân, ít tự nhận khuyết điểm, yếu kém trong báo cáo đánh giá về mình, trong khi đó, ý kiến đánh giá từ phía các đồng nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi tâm lý chủ quan cá nhân “nể nang” hoặc “thù ghét” nên kết quả đánh giá thường không mấy khách quan về việc thực hiện nhiệm vụ của từng công chức.

Trong khi đó, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức là người hiểu và nắm rõ nhất tình hình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhưng lại không phải là người toàn quyền quyết định kết quả đánh giá. Do đó, có thể thấy, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chưa được xác định và quy định rõ trong đánh giá công chức. Mặc dù, chính họ là người phân công, bố trí, giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhưng không được trao toàn quyền trong đánh giá công chức mà quyền đánh giá công chức lại bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiều chủ thể đánh giá (tập thể đồng nghiệp bình bầu) nên dễ dẫn đến tính thiếu trách nhiệm trong các kết luận đánh giá công chức.

Về quy định và thực hiện quy trình đánh giá đối với công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, hiện nay, UBND tỉnh đang căn cứ theo các quy định của Luật CBCC, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá, phân loại CBCCVC và các văn bản có liên quan để ban hành công văn chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiến hành đánh giá công chức hằng năm. Theo đó, trình tự, thủ tục đánh giá công chức của tỉnh được áp dụng:

Thứ nhất, đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

thì sẽ được thực hiện theo các bước sau:

-Công chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác kèm theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác. Báo

cáo này được trình bày trước cuộc họp kiểm điểm công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị.

-Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức tham gia đóng góp ý kiến tại cuộc họp kiểm điểm công tác hằng năm. Trường hợp cơ quan sử dụng công chức có các đơn vị cấu thành thì thành phần dự cuộc họp tham gia góp ý gồm cấp phó của người đứng đầu; cấp trưởng các đơn vị cấu thành và đại diện cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên. Trường hợp đánh giá đối với người đứng đầu cơ quan được tổ chức theo hệ thống dọc (từ trung ương tới địa phương) thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp xem xét và quyết định thành phần dự họp kiểm điểm. Ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và công bố công khai tại cuộc họp.

-Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, phân loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo ý kiến cấp phó phụ trách và biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc.

Thứ hai, đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (gọi chung là công chức), thì trình tự đánh giá được

tiến hành như sau:

- Công chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao. Báo cáo này được trình bày tại cuộc họp kiểm điểm công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị;

- Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của công chức trong công tác, sau đó tập thể công chức của cơ quan tham gia góp ý kiến cho công chức tại cuộc họp kiểm điểm. Ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và công bố công khai tại cuộc họp.

- Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và phân loại công chức tại cuộc họp kiểm điểm công tác hằng năm.

Như vậy, có thể thấy hiện nay, UBND tỉnh Hải Dương có trách nhiệm xây dựng quy trình đánh giá CBCC trên cơ sở các quy định của Luật CBCC các văn bản của Chính phủ và Bộ Nội vụ. Hay nói cách khác, thẩm quyền xây dựng quy trình vẫn thuộc về UBND tỉnh.

Việc phân loại đánh giá công chức của tỉnh Hải Dương được áp dụng theo quy định tại Điều 58 Luật CBCC và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Nội vụ về đánh giá CBCC, theo đó căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại thành 4 mức, gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và Không hoàn thành nhiệm vụ. Căn cứ vào kết quả đánh giá công chức, các cơ quan HCNN có thể xử lý theo các hướng sau: khen thưởng; kỷ luật; quy định việc tăng lương trước thời hạn hoặc bố trí, sắp xếp công tác khác,...

Và bắt đầu từ năm 2014, ngoài các điều kiện chung theo quy định, UBND tỉnh Hải Dương quy định chỉ xét khen thưởng đối với công chức đã được đánh giá, phân loại ở mức “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại công chức theo đúng quy định trên.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBND các cấp thực hiện QLNN về thi đua - khen thưởng trong ngành mình quản lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay, ở tỉnh Hải Dương, các chủ thể có thẩm quyền quyết định và trao tặng các danh hiệu được pháp luật quy định, gồm: Chủ tịch UBND tỉnh, thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện. Trong đó, đối với các công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh khi đáp ứng được các tiêu chí cụ thể về thi đua, khen thưởng sẽ có thể được Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định tặng “Bằng khen”,

“Cờ thi đua”, “Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua

cấp cơ sở”, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến” và “Giấy khen”.

Cũng theo quy định chung, người có thẩm quyền quyết định tặng hình thức khen thưởng nào thì trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng hình thức khen thưởng đó.

Để triển khai các hoạt động thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh cũng đã thành lập Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của tỉnh. Hội đồng này hoạt động theo Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 của UBND tỉnh. Theo đó, Chủ tịch tỉnh Hải Dương là Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, gồm: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ và một Phó Giám đốc Sở kiêm Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng làm Phó Chủ tịch Thường trực. Ngoài ra, Hội đồng còn có 10 ủy viên là đại diện cho các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.

Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền.

- Định kỳ đánh giá kết quả hoạt động phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn.

- Tham mưu cho Chủ tịch tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua , khen thưởng.

- Tham mưu cho Chủ tịch tỉnh phong tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Hội đồng có cơ quan Thường trực là Ban Thi đua – Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ.

Nhờ thực hiện tốt việc phân cấp trong công tác khen thưởng, việc phối hợp trong tổ chức thực hiện công tác khen thưởng của tỉnh năm qua đã được triển khai và đạt được nhiều kết quả tốt.

Nhiều tập thể, cá nhân thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh được tặng Cờ thi đua, Bằng khen của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, 90 tập thể, cá nhân được tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của UBND tỉnh, 48 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 435 tập thể được tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc”; 705 tập thể và 1.050 cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố đã xét tặng nhiều danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, giấy khen cho các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2014. Qua đó, đã kịp thời động viên, giúp CBCC và tập thể các đơn vị tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Còn đối với việc thực hiện các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hải Dương hiện nay tuân thủ theo quy định của Luật CBCC. Theo đó, nếu vi phạm kỷ luật, công chức sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức và Buộc thôi việc. Việc giáng chức và cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hải dương (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)