Yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hải dương (Trang 36 - 39)

Yếu tố kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các điều kiện về kinh tế với hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội cũng như quá trình triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội.

Bất kỳ hoạt động nào của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước đều phải đặt trong mối quan hệ với các quan hệ kinh tế, với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cũng chịu sự tác động của trình độ phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Việc khen thưởng, đánh giá, chế độ chính sách bồi dưỡng,

lương… đều căn cứ trên nguồn ngân sách của nhà nước nói chung và địa phương nói riêng. Mặc dù sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế có sự phát triển vược bậc, tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhanh và mạnh nhưng nhìn một cách tổng thể đặc thù nền kinh tế Việt Nam vẫn là kinh tế nông nghiệp. Ngân sách nhà nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy các điều kiện dành cho tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cũng có hạn.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý CBCC là một trong những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến trình cải cách HCNN ở nước ta hiện nay. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý CBCC nói chung và quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nói riêng là việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Để có cơ sở cho việc tiếp cận và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở tỉnh Hải Dương hiện nay, tại chương 1 của luận văn, tác giả đã đi sâu trình bày một cách có hệ thống những vấn đề mang tính lý luận chung về công chức và quản lý công chức và thực hiện pháp luật về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, trong đó tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài nghiên cứu cũng như đưa ra những cơ sở khoa học cùng các nội dung của việc thực hiện pháp luật về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận chung về thực hiện pháp luật về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh trên một số nội dung chủ yếu để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu về thực trạng thực hiện các nội dung này trên địa bàn tỉnh Hải Dương ở chương 2.

Cũng thông qua việc hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề lý luận chung tại chương 1, tác giả có định hướng đúng đắn cho việc tiếp cận, nghiên cứu thực trạng về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở tỉnh Hải Dương trong thời gian qua được trình bày trong các chương tiếp theo của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN

NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hải dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)