Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của viên chức tại trung tâm văn hóa thể thao và truyền thông huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 30 - 31)

Giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức chính là các hoạt động hằng ngày, các cách làm, thói quen, nếp nghĩ được lặp đi lặp lại trong thực thi quyền lực công của cán bộ, công chức, viên chức. Vì thế, ý thức công vụ được coi là cơ sở quan trọng để hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Chúng ta có thể thấy rằng, mọi thành công hay thất bại của công sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu nhất là yếu tố con người và hành vi ứng xử văn hóa. Thời đại thông tin bùng nổ, chỉ cần một hành vi thiếu văn hóa, ứng xử thiếu chuẩn mực của cán bộ, công chức có thể nhanh chóng lan truyền, ảnh hưởng lớn tới uy tín và chất lượng quản lý của một cơ quan, tổ chức. Văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức một cơ quan, đơn vị có tính kế thừa và tiếp thu sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn phát triển và không ngừng được bổ sung hoàn thiện, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức văn minh, chuyên nghiệp. ởi vì cán bộ công chức, viên chức là những người được Nhà nước tuyển chọn, bổ nhiệm khi đạt được tiêu chuẩn về trình độ lẫn đạo đức, được giao phó những vị trí, những công vụ để duy trì, vận hành và thúc đẩy phát triển của xã hội. Chính vì vậy cũng đòi hỏi những đội ngũ này có một sự ứng xử chuẩn mực cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Ngoài ứng xử của một công dân bình thường thì những cán bộ, công chức còn chịu sự điều chỉnh của những văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Khi hoạt động trong một cơ quan thì còn phải tuân theo nội quy, quy định của cơ quan.

Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt đề án Văn hóa công vụ nêu rõ:

Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.

Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Đối với lãnh đạo cấp trên, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng.

Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa công vụ của viên chức tại trung tâm văn hóa thể thao và truyền thông huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)