hiện nghiêm túc những mục tiêu sau: đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ viên chức về văn hóa công vụ và tầm quan trọng của văn hóa công vụ; thực hiện nghiêm túc các quy định về trang phục, lễ phục, đeo thẻ chức danh C CCVC; quy định về văn hóa ứng xử nơi công sở, thái độ, tác phong giao tiếp trong đơn vị;… Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện văn hóa công sở; chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng, động viên viên chức thực hiện tốt văn hóa công vụ; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về VHCV… theo đúng tinh thần của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ (tại Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018).
3.2. Một số giải pháp cụ thể để thực hiện văn hóa công vụ của viên chức Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện Tuy Đức, chức Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
3.2.1. Nâng cao nhận thức về văn hóa công vụ cho đội ngũ viên chức Trung tâm Trung tâm
Tuyên truyền, phổ biến vừa là một phương pháp, vừa là một giải pháp cụ thể trong việc nâng cao văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, của đội ngũ viên chức tại TT VHTT & TT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông nói riêng.
Tuyên truyền, phổ biến về văn hóa ứng xử, kết hợp với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng làm cho đội ngũ công chức có nhận thức đầy đủ và ngày càng sâu sắc về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa công vụ trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trong đời sống hàng ngày.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của viên chức về thực hiện văn hóa công vụ là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt để tạo ra sự thống nhất về tư tưởng và hành động; phát huy mạnh mẽ động lực tinh thần, đảm bảo cho hoạt động thực hiện văn hóa công vụ đi đúng hướng, đem lại hiệu quả cao nhất.
Viên chức luôn chịu sự chi phối của các yếu tố: tính kỷ luật cao, chuẩn xác, không sai sót; niềm say mê, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để vươn lên làm chủ vững chắc nhiệm vụ được giao. Do vậy, thực hiện văn hóa công vụ cho viên chức yêu cầu phải thực hiện tốt, toàn diện, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo nét văn hóa riêng cho đơn vị để gắn kết mọi thành viên cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và sáng tạo ra các giá trị văn hóa cho viên chức. Mặt khác văn hóa công vụ còn là “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, trí tuệ mẫn cán, bản lĩnh vững vàng trước mọi diễn biến của cuộc sống, của con người để bồi đắp, hun đúc và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, của đơn vị.
Văn hóa công vụ là một trong những vấn đề nhạy cảm; yếu tố nhận thức là vấn đề then chốt để mỗi viên chức hiểu được vai trò, trách nhiệm của chính mình và từ đó nâng cao nhận thức hành vi văn hóa công vụ và một
trong những điều kiện cần và đủ để đội ngũ viên chức thay đổi quan niệm, cung cách làm việc, tiến dần đến chuẩn chuyên nghiệp và hiện đại.
Đối với người cán bộ lãnh đạo cần phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu quả công tác sẽ cao.
Để nâng cao nhận thức của viên chức Trung tâm trong thực hiện văn hóa công vụ cần thực hiện một số nội dung tuyên truyền sau đây:
Một trong những nội dung tuyên truyền quan trọng nhất để nâng cao nhận thức của viên chức về thực hiện văn hóa công sở chính là tăng cường tuyền truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa và thực hiện văn hóa công vụ.
Chú trọng học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu sâu sắc bản chất và tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo; để mỗi người không chỉ nói, viết và làm theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Từ đó giúp cho viên chức có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị vững vàng, quan điểm đúng đắn để xem xét, giải quyết tốt các vấn đề trong thực hiện văn hóa công vụ; có hiểu biết sâu sắc hơn về tính chân, thiện, mỹ, từ đó kế thừa và phát huy các giấ trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong đó đi sâu giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, yêu thương con người, quý trọng nhân dân; đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hộ nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tăng cường, xây dựng, chỉnh đốn Đảng”; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Thường xuyên quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng mà cụ thể là: Đề án văn hóa công vụ của Thủ tướng Chính phủ, Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật lao động...
Ngoài ra, đơn vị cần đề cao công tác tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tiêu chí thực hiện văn hóa công vụ. Có thể nói, con người tạo ra văn hóa công vụ, ngược lại văn hóa công vụ sẽ là nơi nuôi dưỡng và phát triển nhân cách con người. Trong mối quan hệ này, văn hóa công vụ vừa là sản phẩm của con người, vừa là nhân tố tác động chuyển hóa con người. Ở khía cạnh khác, mỗi quan hệ giữa văn hóa công vụ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt của đơn vị thì văn hóa công vụ là điều kiện, là phương tiện nuôi dưỡng và góp phần giúp mỗi viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tiêu chí thực hiện văn hóa công vụ sẽ góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, công chức.
Tuyên truyền, phát huy giáo dục đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa cho viên chức. Giáo dục đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi khách quan của quá trình xây dựng và phát triển xã hội mới, là một trong những nội
dung quan trọng để nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa công vụ. Xét về nội dung, quá trình xây dựng đạo đức, lối sống mới là quá trình hướng con người đến các giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp, xác lập giá trị đạo đức, lối sống chân, thiện, mỹ. Nội dung giáo dục toàn diện, trong đó đặc biệt coi trong giáo dục lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp chính trị đặc biệt của mình; giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tình cảm đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên...
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phải gắn với công tác chuyên môn gắn với các phong trào hành động của viên chức bằng những nhân vật và phong trào cụ thể như: xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, người tốt việc tốt, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở các khu dân cư...toàn bộ các hoạt động phong trào đều hướng về cuộc thi đua yêu nước “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Việc thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở hay thực hiện đời sống văn hóa và xây dựng VHCV nếu được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, sẽ tạo được sức lan tỏa, từ đó tạo động lực để tất cả viên chức của các bộ phận thi đua thực hiện VHCV theo hướng trật tự, kỷ cương, tiến bộ, văn minh, hiện đại lấn át đi những cái xấu, những cái chưa tốt, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, tạo nên không khí làm việc thân thiện, đời sống tinh thần tốt đẹp, tạo sự chuyển biến, đồng thuận từ nhận thức đến hành động, để mỗi viên chức của Trung tâm tự giác, ý thức bản thân góp phần xây dựng giá trị đích thực của nếp sống văn minh, đời sống văn hóa của TT VHTT & TThuyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Về văn hóa ứng xử trong giao tiếp của công chức, viên chức và người lao động nơi công sở
Không phải ngẫu nhiên mà văn hóa ứng xử trong giao tiếp là một trong những vấn đề cơ bản được quy định trong Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ
quan hành chính nhà nước và cũng là một trong những nội dung được đề cập đến của chương trình cải cách hành chính. Theo quy chế thì viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật. Trong giao tiếp và ứng xử, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Trong giao tiếp ứng xử với nhân dân phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc; không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ đối với nhân dân.
Đối với đồng nghiệp, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Khi giao tiếp qua điện thoại, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc, không ngắt điện thoại đột ngột...
Cần nhận thức rằng, văn hóa ứng xử trong giao tiếp là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn hóa của một cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trình độ văn hóa lại là một trong những thước đo đặc biệt để đánh giá giá trị của một cá nhân hay cộng đồng. Mặt khác, văn hóa ứng xử cũng là biểu hiện dễ nhận biết nhất, dễ gây ấn tượng tốt hoặc không tốt về cá nhân, cơ quan ngay khi tiếp xúc đầu tiên, do đó ảnh hưởng khá lớn đến kết quả công việc của cá nhân hay tập thể đó. Trong môi trường công sở, quá trình giao tiếp giữa viên chức là một trong những tương tác xã hội quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới uy tín của đơn vị trước Nhân dân, quy tắc điểm trong văn hóa giao tiếp nơi công sở là: ân cần, ngay ngắn, chuyên chú, đĩnh đạc, đồng cảm, ôn hòa, rõ ràng, nhiệt tình, nhất quán, khiêm nhường. Đối với lãnh đạo cấp trên, viên chức phải tuân
của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng.
Thực hiện văn hóa công vụ của viên chức TT VHTT & TT chỉ đạt kết quả tốt khi có sự thống nhất trong nhận thức của mọi thành viên trong đơn vị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa công vụ. Nhận thức lệch lạc, thiếu khoa học, sẽ dẫn tới hành động thụ động, thiếu kế hoạch và tất yếu hiệu quả sẽ không như mong muốn. Để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao trách nhiệm của đơn vị phải có sự thống nhất cả về nhận thức và hành động. Bản thân mỗi viên chức Trung tâm cũng phải có nhận thức đúng và tích cực tham gia vào quá trình thực hiện. Do đó, việc nâng cao nhận thức trách nhiệm của từng cá nhân là cơ sở tạo nên sự chuyển biến tích cực, đồng bộ thống nhất trên tất cả các khâu, các bước của công tác thực hiện văn hóa công vụ tại Trung tâm. Trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới càng đòi hỏi phải có sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa công vụ và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thực hiện văn hóa công vụ đối với đơn vị.