Về năng lực và trình độ chuyên môn của một trung tâm Văn hóa thể thao và truyền thông huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông là một huyện biên giới, trình độ dân trí còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức trung tâm còn hạn chế. Xác định việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực công tác thực tiễn cho viên chức là giải pháp vừa cấp thiết trước mắt vừa có tính chiến lược lâu dài. Một viên chức làm việc tại đơn vị nhà nước cần phải đáp ứng cả 3 yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ. Do đó số viên chức tuy đã được đào tạo trong các cơ sơ đào tạo nhưng kinh nghiệm thực tiễn còn ít, khả năng xử lý tình huống thực tiễn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức năng trong tình hình mới, sau nhiều lần nghiên cứu, thảo luận, lãnh đạo đơn vị đã ban hành một số kế hoạch, chương trình để triển khai trong đơn vị. Nội dung các kế hoạch, chương trình này nhằm xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho viên chức, đoàn viên theo phương châm thiếu kiến thức gì, đào tạo bồi dưỡng kiến thức đó và phương pháp chủ yếu là “cầm tay chỉ việc”, “kèm cặp thực tiễn” là chính. Đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của từng viên chức phải tự học tập nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Để nâng cao năng lực, kiến thức văn hóa cho bộ phận truyền thông thì công tác tổ chức đào tạo những phóng viên cần thực hiện một cách bài bản. Một bộ phận không nhỏ những người cầm bút hiện nay được đào tạo chính quy về nghiệp vụ báo chí nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết. Nếu
họ không tự học, tự nâng cao trình độ văn hóa của bản thân thì chính họ sẽ không thể trở thành những nhà báo giỏi. Thực tế cho thấy những sinh viên tốt nghiệp từ các chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn khác, có năng khiếu làm báo và được đào tạo bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ báo chí qua các khóa đào tạo ngắn hạn thì tỉ lệ thành công trong nghề báo, trở thành những nhà báo giỏi thường cao hơn. Vì vậy bên cạnh việc đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp nhà báo cũng cần được đào tạo một cách bài bản về trình độ chuyên môn. Tổ chức các buổi tập huấn trọng tài cơ sở cho viên chức bộ phận thể thao nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và bổ sung các luật trong thi đấu; thông qua các buổi tọa đàm, chào cờ đầu tháng, lãnh đạo bổ sung, tuyên truyền thêm kiến thức mới về pháp luật cho từng viên chức; các tổ chức thanh niên, phụ nữ lồng ghép hoạt động đoàn thể với tổ chức các hoạt động bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, tham gia các cuộc thi tìm hiểu chuyên đề nghiệp vụ, xã hội...tạo khí thế sôi nổi, cuốn hút viên chức tham gia, tìm hiểu.
Qua những kế hoạch, chương trình được xây dựng và thực hiện có thể thấy bước đầu đã tạo được chuyển biến khá rõ nét cả về nhận thức và hành động, trong đó đã đề cao trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong việc chăm lo xây dựng lực lượng nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; đặc biệt là ý thức học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức và kỹ năng công tác của từng viên chức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng trong tình hình mới.
Tiểu kết Chƣơng 3
Chương 3 nêu lên những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao việc thực hiện nghiêm túc văn hóa công vụ của viên chức TT VHTT & TT. Văn hóa công vụ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu lực hiệu quả hoạt động của công sở. Để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động
tiêu cực của nó đòi hỏi nhà quản lý phải nắm vững những nội dung văn hóa công vụ; Để thực hiện nghiêm túc Quy chế văn hóa công vụ nhằm góp phần tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống; chống các hành vi quan liêu, tham nhũng; góp phần xây dựng cơ quan văn hóa và thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt quy chế đến từng viên chức làm việc tại Trung tâm mà cần đề cao ý thức gương mẫu, nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công vụ, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra, khen thưởng và xử phạt, nâng cao năng lực chuyên môn...
Việc thực hiện tốt quy chế văn hóa công vụ tại Trung tâm tạo điều kiện bảo đảm thực hiện các mục tiêu cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính, hình thành môi trường văn hóa công vụ hướng tới việc hoàn thành các nhiệm vụ chung của đơn vị. Đây chính là những vấn đề cơ bản quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của TT VHTT & TT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông nói riêng cũng như của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung.
KẾT LUẬN
Văn hóa công vụ có vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, văn hoá nơi công vụ không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ, công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người. Văn hóa công vụ chịu tác động trực tiếp của truyền thống văn hóa, việc du nhập văn hóa nước ngoài, nền kinh tế thị trường và nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, để xây dựng và phát triển văn hóa công vụ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập cần tuyên truyền nâng cao nhận thức văn hóa công vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa dành cho văn hóa công vụ, đồng thời cần nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy chế về văn hóa công vụ đã được xây dựng.
Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu là văn hóa công vụ của viên chức
TT VHTT & TT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Nội dung nghiên cứu của
đề tài được trình bày thành 3 chương với những nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về văn hóa công vụ; Chương 2: Thực trạng văn hóa công vụ của viên chức trung tâm TT VHTT & TT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông; Chương 3: Giải pháp thực hiện văn hóa công vụ của viên chức TT VHTT & TThuyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Cụ thể:
Qua nghiên cứu các khái niệm: văn hóa, văn hóa công vụ, viên chức; tiếp cận các góc độ tìm hiểu nội dung của văn hoá công vụ, vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công vụ; các văn bản pháp luật liên quan đến văn hóa công vụ; các nội dung chính trong các quy định về văn hóa công vụ.
Có thể nói cơ sở lý luận chung của chương 1 là nền tảng về lý thuyết, là cơ sở pháp lý để tiến hành thực hiện và kiểm soát quy chế văn hóa tại TT VHTT & TThuyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Từ đó, tác giả đã đúc kết, tổng hợp Thực hiện văn hóa công vụ của viên chức TT VHTT & TT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Việc đánh giá thực trạng có thể phân tích thông qua các nội dung: về quá trình xây dựng nội quy, quy chế văn hóa công vụ tại đơn vị; về nhận thức của viên chức; về trang phục, giao tiếp và ứng xử của viên chức; về điều kiện làm việc; ... Để phát hiện những ưu điểm, hạn chế của việc thực hiện văn hóa công vụ tại đơn vị và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thực hiện nghiêm túc văn hóa công vụ tại Trung tâm.
Có thể nói, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của việc thực hiện văn hóa công vụ tại TT VHTT & TT huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, để chúng ta dễ dàng nhận thấy được thực trạng về văn hóa công vụ đang diễn ra tại Trung tâm, những điểm cần phát huy và những điểm cần khắc phục để ngày càng tốt hơn. Giải quyết tốt những vấn đề lý luận có liên quan này cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa công vụ, đó không chỉ là ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, mà cần phải là sức mạnh của cả đơn vị.
Luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém, đồng thời đưa ra một số giải pháp thực hiện vì thế để văn hóa công vụ thực hiện được một cách nghiêm túc và có ý nghĩa cần có sự chấn chỉnh từ lãnh đạo Trung tâm đến toàn bộ viên chức, cần có quy định rõ ràng, chặt chẽ, đồng thời có một cơ chế, giám sát, kiểm tra rõ ràng thì văn hóa công vụ mới có thể đảm bảo thực hiện tốt../.