Nội dung, hình thức tiếp công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 31 - 33)

1.2. Công tác tiếp công dân trên địa bàn huyện

1.2.4. Nội dung, hình thức tiếp công dân

1.2.4.1. Nội dung

TCD thực hiện các nội dung sau:

-Lắng nghe kiến nghị, phản ánh, tâm tư, nguyện vọng từ phía công dân, tổ chức hoặc các KN, TC liên quan đến quyền và lợi ích của công dân, tổ chức: Trong thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, có thể nảy sinh những mâu thuẫn, những bất cập liên quan đến lợi ích của tổ chức, cá nhân trong các mối quan hệ với nhà nước, hoặc giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức cần đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, khi đó các cá nhân, tổ chức sẽ nhu cầu kiến nghị, phản ánh những tâm tư, nguyên vọng của mình đến cơ quan nhà nước thông qua hoạt động TCD. Khi công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật thì cán bộ, công chức TCD phải lắng nghe ý kiến của công dân, tổ chức để có những định hướng giải quyết đảm bảo đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

-Giải thích, hướng dẫn cho công dân về pháp luật; quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật: Khi công dân đến Trụ sở tiếp dân và các địa điểm tiếp dân theo quy định thì cán bộ, công chức TCD có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho công dân về pháp luật, không những pháp luật về TCD,

KN, TC mà cả những nội dung liên quan đến lĩnh vực mà công dân có tâm tư, nguyện vọng. Cán bộ, công chức TCD giải thích, hướng dẫn cho người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người KN, TC, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD phải hướng dẫn công dân thực hiện quyền KN, TC, phản ánh, kiến nghị của mình theo đúng quy định pháp luật.

-Tiếp nhận đơn thư của công dân, tổ chức và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh cho công dân.

Trong TCD, đòi hỏi người tiếp cần nhanh chóng nắm bắt những thông tin cơ bản liên quan đến nội dung công dân phản ánh làm cơ sở để hướng dẫn, giải đáp khúc mắc của công dân.

1.2.4.2. Hình thức

TCD bao gồm TCD thường xuyên, TCD định kỳ và TCD đột xuất.

-TCD thường xuyên: Ban TCD huyện làm nhiệm vụ Thường trực TCD,

bố trí người TCD thường xuyên trong các ngày làm việc. Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy cử đại diện phối hợp cùng Ban TCD huyện thực hiện việc TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD huyện theo quy định Luật TCD. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm phân công người thực hiện việc TCD thường xuyên tại Trụ sở UBND xã, thị trấn.

-TCD định kỳ: Chủ tịch UBND huyện trực tiếp TCD định kỳ tại Trụ sở

trấn có trách nhiệm TCD tại Trụ sở UBND xã, thị trấn ít nhất 01 ngày trong 01 tuần.

-TCD đột xuất: Thực hiện việc TCD đột xuất trong các trường hợp sau

đây:

+ Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị con khác nhau;

+ Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)