Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

2.1. Khái lược về huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

 Về kinh tế

Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong những năm qua kinh tế phát triển khá toàn diện, giá trị các ngành sản xuất cuối năm 2019 đạt 4.630 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 11,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 45,2 triệu đồng/năm. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Triệu Phong đã có những chuyển biến đáng khích lệ trên các vùng, giá trị sản xuất của ngành đạt trên 1.208 tỉ đồng, tăng bình quân 4,6%/năm. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt, đồng bộ, đến nay đã có 10/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 55,5%.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 676 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 15,5%. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng và xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp được chú trọng. Đã xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Cụm công nghiệp - làng nghề Ái Tử đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động. Thương mại, dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân theo hướng nâng cao chất lượng và tiện ích. Giá trị tăng bình quân hằng năm trên 14%.

 Về văn hóa - xã hội

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin, truyền thông tập trung hướng về cơ sở, đẩy mạnh công tác xã hội hóa; tạo được động lực,

thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thiết chế văn hóa cơ sở được quy hoạch, xây dựng; các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian, di tích lịch sử từng bước được quản lý, phục dựng, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trọng tâm là xây dựng đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa đạt được kết quả tốt, ngày càng đi vào chiều sâu, có tác dụng tích cực trong đời sống xã hội. Đến năm 2019 đã có 19/19 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn Ái Tử được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị; có 230/236 làng, cơ quan, trường học được công đơn vị văn hóa, đạt 97,5%; bình quân hàng năm có 90% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa.

Công tác thông tin, truyền thông được đẩy mạnh, đa dạng về hình thức, loại hình, nội dung. Hoạt động truyền thanh, báo chí, trang thông tin điện tử có chuyển biến, chất lượng được nâng lên; phạm vi phủ sóng rộng khắp; tiếp, phát sóng, cộng tác tin, bài được duy trì nền nếp, chuyển tải kịp thời các thông tin chính thống đến với công chúng, định hướng được dư luận xã hội, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, báo chí được tăng cường. An ninh thông tin, viễn thông, internet được quản lý chặt chẽ.

Chính sách đối với người có công với cách mạng, an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm chăm lo. Chi trả trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho các đối tượng chính sách chu đáo, kịp thời; thăm hỏi, động viên được tiến hành thường xuyên; mức hỗ trợ được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện. Các chế độ chính sách mới được tập trung giải quyết.

 Công tác xây dựng chính quyền

tác quản lý, điều hành có sự chuyển biến tiến bộ. Đã tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đạt được kết quả rõ nét. Đội ngũ cán bộ, công chức các phòng, ban được kiện toàn. Phong cách, lề lối làm việc có sự thay đổi theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân, nâng cao đạo đức công chức, công vụ. Cải cách hành chính gắn với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được đẩy mạnh. Thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả qua "một cửa liên thông" khá nhanh chóng, hiệu quả, từng bước cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính và dịch vụ công.

Cải cách tư pháp được quan tâm, hoạt động của các cơ quan tư pháp tiếp tục có sự chuyển biến khá rõ nét, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đạt nhiều kết quả tốt. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở được được duy trì thường xuyên. Công tác TCD, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư KN, TC, phòng chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường; một số vụ việc tồn đọng kéo dài được xử lý dứt điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)