Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiếp công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 39 - 44)

1.3.1. Yếu tố khách quan

1.3.1.1. Thể chế Nhà nước và các quy định pháp luật về tiếp công dân

Thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan Nhà nước với hệ thống quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập kỷ cương xã hội. Thể chế nhà nước tác động đến quyền tham gia vào quản lý nhà nước của người dân.

Các quy định của pháp luật về TCD tạo lập khuôn khổ pháp lý quan trọng cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền KN, TC, kiến nghị, phản ánh của mình. Đồng thời, qua hoạt động TCD các cơ quan nhà nước đã tạo lập một kênh tiếp nhận thông tin phục vụ việc giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh của công dân, cơ quan, tổ chức; phục vụ công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Ngoài ra, pháp luật TCD là cơ sở để quy định quyền, trách nhiệm giữa nhà nước và công dân; đảm bảo quyền công dân tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước. Nếu các quy định thuộc thể chế đầy đủ, bao trùm được các mối quan hệ trong mọi lĩnh vực thì công tác TCD được tiến hành thuận lợi, mang lại chất lượng, hiệu quả cao. Ngược lại, các quy định thuộc thể chế không đầy đủ, không bao trùm được tất cả các mối quan hệ trong mọi lĩnh vực thì TCD sẽ gặp khó khăn và chất lượng, hiệu quả không cao.

1.3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội của địa phương

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động TCD. Đối với địa phương có kinh tế - xã hội đang phát triển, nảy sinh nhiều mối quan hệ mới thì người dân sẽ có nhiều ý kiến, phản ánh đối với cơ quan nhà nước. Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhiều

công trình, dự án được đầu tư, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng diễn ra trên diện rộng và thường xuyên hơn thì đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải toàn diện và kịp thời hơn, nhu cầu KN, TC, kiến nghị, phản ánh của công dân cũng tăng lên. Thực tế cho thấy, kinh tế - xã hội phát triển cũng tạo điều kiện cho dân trí tăng lên, nhận thức chấp hành pháp luật của người dân cũng tăng lên nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TCD. Điều này cũng đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác TCD phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

1.3.1.3. Trình độ dân trí

Trình độ dân trí của người dân được phản ánh một phần qua sự nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật. Trình độ dân trí bao gồm: các hiểu biết thông thường, kiến thức pháp luật, hiểu biết xã hội... Ở điều kiện trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của người dân về pháp luật còn hạn chế thì việc chấp hành pháp luật của người dân cũng bị hạn chế, thêm vào đó, nếu công tác quản lý thiếu chặt chẽ, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân không được thực hiện thường xuyên, chất lượng không cao thì rất khó để hình thành ý thức bảo vệ và tôn trọng pháp luật của người dân. Trình độ dân trí ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TCD, trong điều kiện hiện nay cần phải nâng cao trình độ dân trí, tăng cường nhận thức chấp hành pháp luật của người dân.

1.3.1.4. Truyền thống văn hóa

Truyền thống văn hóa là hệ thống giá trị tinh thần và vật chất, phong tục, tập quán, thói quyen, hành vi, việc làm thuộc lao động, lối sống, lối tổ chức của một dân tộc, một xã hội. Được gia đình và xã hội tích lũy, truyền lại.

Truyền thống tồn tại và phát triển dưới hai hình thái cơ bản: hình thái tự nhiên, trong đời sống hàng ngày người này sống và làm như thế, người khác cũng sống và làm như thế, nói theo nhau; hình thái giáo dục nhau trong gia đình, nhà trường, xã hội trong đó có lời giảng dạy, lời khuyên, nêu gương.

Như vậy yếu tố truyền thống văn hóa có tác động rất lớn đến hoạt động TCD của từng địa phương, vùng miền. Tùy thuộc vào truyền thống văn hóa của mỗi địa phương và người dân có thái độ, cách nhìn và lối ứng xử khác nhau đối với hoạt động TCD.

1.3.2. Yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Nhận thức, thái độ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về tiếp công dân

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác TCD của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp thực hiện việc TCD định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nhận thức, thái độ và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả của hoạt động TCD tại cơ quan, đơn vị. Đối với những cơ quan, đơn vị người đứng đầu có nhận thức đúng đắn, xác định rõ vị trí, vai trò của công tác TCD; có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác TCD tại cơ quan, đơn vị đảm bảo quy định của pháp luật và yêu cầu thực tế của đơn vị; có thái độ mẫu mực, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức tạo điều kiện về bố trí nhân sự, cơ sở vật chất thì công tác TCD tại cơ quan, đơn vị đó sẽ gặp được nhiều thuận lợi, đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động TCD, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị. Ngược lại, đối với những cơ quan, đơn vị có người đứng đầu không nhận thức được vai trò quan trọng của TCD;

chưa thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật về TCD; né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu quyết tâm trong việc TCD thì hoạt động TCD sẽ được thực hiện không đảm bảo và không mang lại hiệu quả cao.

1.3.2.2. Năng lực của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân

Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ TCD là người trực tiếp, thường xuyên TCD, là người trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân và đề xuất phương án giải quyết. Chính vì vậy, năng lực của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ TCD có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả TCD. Năng lực của cán bộ, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ TCD thể hiện qua năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và kỹ năng làm việc. Điều này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải bố trí cán bộ, công chức có năng lực, kỹ năng TCD, phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, khách quan, công tâm; có tác phong gần gũi quần chúng, am hiểu tâm lý; có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật; được đào tạo nghiệp vụ TCD, giải quyết KN, TC để thực hiện nhiệm vụ TCD.

1.3.2.3. Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ tiếp công dân

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ TCD bao gồm trụ sở ( phòng làm việc), cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện làm việc khác phục vụ TCD. Trụ sở TCD được trang bị máy tính, máy ghi âm, máy ảnh, camera và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc TCD. Như vậy, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ TCD ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TCD. Điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo cho công dân thuận tiện trong việc đi lại, tạo môi trường thuận tiện để công dân trình bày TC, KN, kiến nghị, phản ánh một cách thuận tiện và dễ dàng.

Tiểu kết Chương 1

TCD là nhiệm vụ chính trị quan trọng của chính quyền địa phương cấp huyện, xã nhằm đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua TCD, cơ quan quản lý nhà nước kịp thời nắm bắt, giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Chương 1 luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về TCD trên địa bàn huyện. Nội dung của chương tác giả đã làm rõ các khái niệm công dân, TCD, KN, TC, kiến nghị, phản ánh; mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, đặc điểm, nội dung, hình thức, quy trình TCD trên địa bàn huyện; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong TCD và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TCD trên địa bàn huyện.

Việc đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản này giúp tác giả và người đọc có cái nhìn tổng quan và thống nhất về hoạt động TCD trên địa bàn huyện. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để tác giả đánh giá thực trạng TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Chương 2

THỰC TRẠNG TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)