Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 78)

 Hạn chế

- Một số xã trên địa bàn huyện Triệu Phong chưa quan tâm thỏa đáng đối với công tác TCD, vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước của huyện đã được pháp luật quy định cụ thể, tuy nhiên có một số đơn vị vẫn thực hiện không đảm bảo, việc xử lý đơn thư còn chưa kịp thời, nhiều đơn thư phân loại không đúng theo quy định và chuyển không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc thụ lý giải quyết KN, TC đúng thẩm quyền còn chậm, công dân đến KN nhiều lần, gây bức xúc trong xã hội. Một số vụ việc giải quyết không đảm bảo theo quy định pháp luật, không giải quyết quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân. Nhiều địa phương chưa chú trọng việc giải quyết dứt điểm vụ việc, còn tồn tại hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết các vụ việc công dân đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh.

- Chủ tịch UBND một số địa phương trên địa bàn huyện Triệu Phong thực hiện việc TCD chưa đảm bảo thời gian theo quy định của pháp luật và quy chế TCD của địa phương. Hiệu quả TCD định kỳ và đột xuất của Chủ

tịch UBND một số địa phương còn thấp. Sau khi kết thúc buổi TCD, công tác ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị, phản ánh của công dân còn chậm, chưa kịp thời, chưa đảm bảo quy định pháp luật, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân.

- Việc bố trí, phân công cán bộ, công chức thực hiện công tác TCD và tham mưu giải quyết đơn thư ở một số đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Triệu Phong nhiều thời điểm thực hiện chưa đảm bảo theo quy định về số lượng, năng lực cán bộ…Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD ở một số địa phương vẫn chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về TCD, chưa thực hiện hết trách nhiệm của cán bộ TCD.

- Kỹ năng TCD của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD tại Ban TCD huyện Triệu Phong và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những kỹ năng nghe, hỏi, ghi chép nội dung…Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong.

- Việc thực hiện TCD ở một số địa phương và một số vụ việc ở Ban TCD huyện còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả thấp, chưa gắn việc TCD vào giải quyết đơn KN, TC, kiến nghị, phản ánh, chưa thực hiện việc đối thoại, hướng dẫn người dân trong quá trình TCD.

- Việc thực hiện các quy định về bố trí cơ sở vật chất phục vụ công tác TCD còn chưa đảm bảo. Các địa phương đã bố trí phòng TCD nhưng chưa bảo đảm các điều kiện cần thiết như thiếu bàn, ghế, hòm thư góp ý, nội quy, biển tiêu đề. Chính điều này làm chưa việc TCD đạt hiệu quả không cao, nhiều vụ việc người dân bức xúc vì không được tạo điều kiện thuận lợi để trình bày ý kiến, nguyện vọng.

- Một số địa phương công tác xây dựng, ban hành và niêm yết công khai nội quy, quy chế TCD thực hiện chưa đảm bảo như: quy chế TCD còn mang nặng tính hình thức, chưa quy định cụ thể trách nhiệm theo quy định của pháp

luật, việc thực hiện niêm yết công khai chưa đầy đủ, bảng nội quy TCD đã cũ, mờ nhưng không được thay thế gây khó khăn cho người dân trong việc thực hiện.

 Nguyên nhân của những hạn chế

- Huyện Triệu Phong đang trong công cuộc đô thị hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên địa bàn huyện nhiều khu kinh tế được mở ra, các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài được triển khai. Ngoài ra, năm 2016, trên địa bàn huyện xảy ra sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một số trường hợp chưa thỏa đáng, chưa công khai, minh bạch. Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn nhiều tồn tại, yếu kém, nhất là công tác quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng cơ bản…là nguyên nhân dẫn tới số lượng người dân đến trụ sở TCD để KN, TC, kiến nghị, phản ánh tăng lên.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TCD, giải quyết KN, TC còn nặng về hình thức và hiệu quả còn thấp. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, nhiều vụ việc đã được giải quyết đúng quy định pháp luật nhưng công dân vẫn cố tình KN kéo dài, vượt cấp.

- Mô hình TCD theo quy định của Luật TCD 2013 tồn tại nhiều bất cập, thiếu hợp lý: Đối với Ban TCD cấp huyện, Luật TCD 2013 quy định Ban TCD cấp huyện do UBND cấp huyện thành lập, trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện. Theo đó, Ban TCD cấp huyện chỉ có Trưởng ban và công chức làm nhiệm vụ TCD. Trưởng ban TCD cấp huyện do một Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND phụ trách. Với quy định này, Ban TCD cấp huyện chỉ có một Trưởng ban mà không có Phó Trưởng ban, nên trong trường hợp Trưởng ban đi vắng hoặc phải xử lý các công việc liên quan đến

nhiệm vụ của Văn phòng thì việc TCD gặp không ít khó khăn, bất cập; Luật TCD 2013 cũng quy định Ủy ban Kiểm tra huyện và Văn phòng Huyện ủy cử đại diện phối hợp cùng Ban TCD cấp huyện TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD cấp huyện. Các quy định đòi hỏi mỗi cơ quan nói trên phải có ít nhất 1 biên chế thường xuyên làm việc tại Trụ sở TCD, điều đó khó thực hiện vì biên chế cán bộ, công chức thuộc các cơ quan này là có hạn, không thể thường xuyên làm việc tại Trụ sở TCD. Hiện nay, công chức làm công tác TCD ở cấp xã hoạt động kiêm nhiệm, điều này cũng dẫn đến những khó khăn cho công chức cấp xã trong việc hoạt động TCD, đồng thời cũng gây khó khăn cho người dân khi đến Trụ sở UBND xã, thị trấn để KN, TC, kiến nghị, phản ánh.

- Người đứng đầu một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với công tác TCD; cán bộ, công chức làm công tác TCD một số địa phương chưa đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biệt là kỷ năng TCD; ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác TCD còn hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo quy định. Ngoài ra, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức TCD chưa được quan tâm đúng mức; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác TCD chưa được thỏa đáng. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc TCD, giải quyết KN, TC triển khai chưa được ráo riết, chưa phát huy hết hiệu quả.

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác TCD tại Ban TCD huyện và địa điểm TCD ở các xã, thị trấn còn thiếu, chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật và yêu cầu nhiệm vụ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TCD triển khai chưa đồng bộ, chưa đạt được hiệu quả như kế hoạch đề ra.

Tiểu kết Chương 2

Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục…Huyện ủy, UBND huyện Triệu Phong đã có sự quan tâm mạnh mẽ đối với công tác TCD. Do đó, công tác TCD trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực: Công tác TCD đã từng bước gắn với giải quyết KN, TC, nhiều vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở; việc đôn đốc, thi hành quyết định giải quyết KN, TC có hiệu lực pháp luật được quan tâm hơn và đã có những chuyển biến tích cực; Ban TCD huyện được thành lập theo quy định Luật TCD 2013, UBND các xã, thị trấn phân công công chức thực hiện nhiệm vụ TCD theo quy định. Ban TCD từng bước đi vào hoạt động đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả công tác TCD, giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn huyện; về cơ bản, khi TCD cán bộ, công chức TCD đã tuân thủ tốt mục đích, yêu cầu của việc TCD. Phần lớn cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD đã thực hiện tương đối tốt trách nhiệm của mình trong TCD; công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác TCD, giải quyết KN, TC ngày càng được chú trọng hơn, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện với các cơ quan giám sát việc thực hiện công tác TCD, giải quyết KN, TC.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong vẫn còn những hạn chế nhất định: Một số xã trên địa bàn huyện chưa quan tâm thỏa đáng đối với công tác TCD, vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước của huyện đã được pháp luật quy định cụ thể, tuy nhiên có một số đơn vị vẫn thực hiện không đảm bảo; Chủ tịch UBND một số đại phương thực hiện việc TCD chưa đảm bảo thời gian theo quy định của pháp luật và quy chế TCD của địa phương. Hiệu quả TCD định kỳ và đột xuất của Chủ tịch UBND một số địa phương còn thấp;

việc thực hiện TCD ở một số địa phương và một số vụ việc ở Ban TCD huyện còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả thấp, chưa gắn việc TCD và gải quyết đơn KN, TC, kiến nghị, phản ánh, chưa thực hiện việc đối thoại, hướng dẫn người dân trong quá trình TCD. Thực tế này đòi hỏi huyện Triệu Phong phải đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng TCD trên địa bàn huyện.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNTRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Định hướng TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, công tác TCD luôn được Huyện ủy và UBND huyện Triệu Phong quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, trong những năm tới, tình hình TCD đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh tiếp tục diễn biến phức tạp và tập trung chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, tập trung nhiều ở những địa phương, địa bàn thu hồi nhiều đất của dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. KN đông người, phức tạp có thể sẽ phát sinh ở những nơi không làm tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, không quan tâm đúng mức đến công tác vận động, thuyết phục và giải quyết KN, TC của công dân. Chính sách, pháp luật trong thời gian tới tiếp tục có sự thay đổi, trong khi những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước chậm được khắc phục. Số vụ việc KN, TC có xu hướng tăng và tính chất gay gắt, phức tạp sẽ có xu hướng tăng lên; tình trạng công dân móc nối, liên kết với nhau tập trung đông ngừời đến Trụ sở TCD và các phòng ban huyện để gây áp lực vẫn diễn ra và sẽ còn gia tăng.

Trong bối cảnh này đòi hỏi UBND huyện Triệu Phong đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 23/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc tăng cường công tác TCD, giải quyết KN, TC trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, cụ thể: Tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TCD và giải quyết KN, TC; thực hiện nghiêm túc việc TCD thường xuyên, định kỳ và đột xuất, gắn việc TCD với giải quyết KN, TC. Tiếp tục kiện toàn bộ máy, cán bọ, công chức làm công tác TCD; Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên

truyền về công tác TCD, giải quyết KN, TC, tăng cường cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong TCD.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiếp công dân trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tiếp công dân

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác TCD, giải quyết KN, TC cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Triệu Phong cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 39/2012/QHH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc TCD, giải quyết KN, TC đối với các quyết định hành chính về đất đai; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những kiến nghị, phản ánh của dân. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác TCD, giải quyết KN, TC.

Tập trung giải quyết các vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền mới phát sinh ngay từ cơ sở, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, không để phát sinh thành "điểm nóng". Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện nghiêm túc thực hiện TCD định kỳ và đột xuất theo quy định của Luật TCD 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời thực hiện kịp thời, triệt để các quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đã có hiệu lực pháp luật, không để kéo dài, thực hiện nghiêm quy định về quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc không tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết KN, TC đã có hiệu lực pháp luật và những trường hợp lợi dụng quyền KN, TC để KN, TC sai sự thật, làm phức tạp thêm tình hình; trường

hợp có khó khăn, vướng mắc báo cáo cơ quan cấp trên hoặc người có thẩm quyền để xử lý kịp thời.

Tăng cường đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về TCD, giải quyết KN, TC và công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về TCD, giải quyết KN, TC để nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ và nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TCD, giải quyết KN, TC có tinh thần trách nhiệm cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thanh tra huyện Triệu Phong tiếp tục chủ động tham mưu Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong trong việc TCD và chỉ đạo, điều hành, xem xét giải quyết các vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền; đẩy mạnh công tác thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của Luật KN, Luật TC, Luật TCD đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật về TCD và giải quyết KN, TC.

3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật trên lĩnh vực TCD, KN, TC nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Để thực hiện có hiệu quả công tác này, huyện Triệu Phong cần phải thực hiện những giải pháp cụ thể sau:

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và củng cố nguồn nhân lực làm công tác

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TCD, KN, TC

+ Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền huyện Triệu Phong đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt pháp luật TCD, KN, TC. Quán triệt sâu rộng về chủ trương, chính sách, kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)