Khái niệm về văn hoá công sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh quảng trị (Trang 26 - 27)

Công sở là một tổ chức, chính vì vậy khái niệm văn hóa công sở cũng bắt nguồn từ khái niệm văn hóa tổ chức. Theo Nguyễn Thị Thu Vân: “Nói đến văn hóa công sở tức là nói đến văn hóa của tổ chức đặc thù, có giới hạn không gian là cơ quan nhà nước và đối tượng thực hành văn hóa công sở là cán bộ, công chức. Văn hóa công sở được hiểu là hệ thống các giá trị, quy tắc giao tiếp ứng xử, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, các phương thức, cách thức quản lý gắn với việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công sở, những đặc trưng riêng trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước nói chung và tại một công sở nói riêng”[43.tr28]. Mỗi tổ chức bất kỳ đều có phương thức lãnh đạo khác nhau, công việc, thói quen, tư tưởng và quan điểm khác nhau... nên hình thành nên những giá trị văn hóa khác nhau. Sự khác nhau đó tạo nên bản sắc riêng của tổ chức, giúp ta phân biệt tổ chức này với tổ chức kia. Văn hóa tổ chức được quan niệm là: “hệ thống những giá trị, niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động có tính truyền thống, tạo nên đặc điểm về cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo một cách tự nguyện” [38]. Từ cách hiểu này, trong một giới hạn nào đó, chúng ta có thể hiểu văn hóa công sở là cách thức điều hành công sở, các chuẩn mực về tư tưởng, hành động của nhân viên trong công sở, được hình thành một cách có định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở. Những giá trị văn hóa công sở tạo nên niềm tin, thái độ, phong cách làm việc của nhân viên.

Theo Trịnh Đức Thảo: “Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ và bài trí văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành nhằm bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”[35tr.11]. Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của cán bộ công chức nhà nước với nhau và với đối tượng giao tiếp là các công dân, nhằm phát huy tối đa năng lực của những người tham gia giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc công sở.

Từ các phân tích trên có thể hiểu một cách khái quát, văn hóa công sở là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình, gồm cả những giá trị vật chất lẫn tinh thần như: môi trường – cảnh quan, phương tiện làm việc, bầu không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh quảng trị (Trang 26 - 27)