động trong đơn vị và với công dân
Giao tiếp trong công sở là một nhu cầu tất yếu trong hoạt động công vụ, do đó đã hình thành và tồn tại cùng với sự phát triển của bộ máy hành chính nhà nước và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chấp hành và điềuhành của các đơn vị.
- Quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới:
Tại điều 2, chương 1 của Quy chế làm việc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị nêu rõ: “chế độ làm việc của Trung tâm làm việc theo chế độ Thủ trưởng”. Chính vì vậy mối quan hệ giữa lãnh đạo và viên chức, người lao động tại Trung tâm đã được quy định, điều chỉnh bằng văn bản và có tính bắt buộc thực hiện. Cho nên, về cơ bản các viên chức, người lao động tại Trung tâm đều tuân thủ, làm theo sự điều hành của lãnh đạo. Thái độ làm việc rất nghiêm túc và ít có tư tưởng chống đối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn còn tồn tại một số khúc mắc chưa được giải quyết.
Bảng 2.1. Kết quả điều tra về mối quan hệ giữa lãnh đạo-nhân viên Phương án chọn Số phiếu Tỷ trọng (%) 1. Trả lời câu hỏi số 10: Khi được giao nhiệm vụ khó khăn, ông/ bà thường xử lý thế nào?
a. Nhờ đồng nghiệp giải quyết 15 48,4
b. Từ chối với lãnh đạo 6 19,4
c. Tìm mọi cách để giải quyết 10 32,2
2. Trả lời câu hỏi số 12: Khi tiếp xúc với lãnh đạo ông/bà thấy thế nào
a. Thoải mái, tự nhiên 6 19,4
b. Hơi cẳng thẳng và lo lắng 10 32,2
c. Bình thường 10 32,2
d. Không ý kiến gì 5 16,2
Nguồn: Tổng hợp bảng khảo sát Kết quả trả lời câu hỏi số 10 phản ánh sự cố gắng hoàn thành công việc của viên chức, người lao động Trung tâm khi được giao nhiệm vụ khó khăn so với năng lực của họ. Nhưng kết quả này cũng phản ánh mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên đôi khi thiếu tính dân chủ. Về nguyên tắc đây là mối quan hệ mang tính quyền uy và phục tùng. Nhưng điều đó không có nghĩa là Giám đốc nói sao thì nhân viên phải làm vậy. Tại điểm 5, điều 11, chương 2 của Luật Viên chức có quy định về quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp: viên chức “được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao”. Theo kết quả điều tra, bảng 2.1, chỉ có 19,4% dám “từ chối với lãnh đạo”, 48,4% chọn phương án “nhờ đồng nghiệp giải quyết”, và có 32,2% “tìm mọi cách để giải quyết” khó khăn. Trên kết quả đó, tuy có thể thấy một tín hiệu đáng mừng là phần đông viên chức, người lao động rất có trách nhiệm trong công việc, tuy nhiên cũng cảnh báo một vấn đề: tính dân chủ không được phát huy rộng rãi. Thoạt đầu, có lẽ
chúng ta sẽ không đánh giá cao phương án từ chối với lãnh đạo. Nhưng nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy đó là cách giải quyết hoàn toàn có thể chấp nhận được. Với những nhiệm vụ quá khó khăn, vượt quá khả năng của mình, viên chức và người lao động Trung tâm không nên chấp nhận hoàn cảnh mà nên mạnh dạn đề nghị lãnh đạo chuyển nhiệm vụ đó cho người khác phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với lãnh đạo, nhiều viên chức, lao động còn giữ khoảng cách, thiếu sự gần gũi, thân thiện. Điều này được thể hiện tại bảng 2.1, kết quả của viên chức, người lao động Trung tâm khi trả lời câu hỏi số 12 “Khi tiếp xúc với lãnh đạo ông/bà thấy thế nào?”, chỉ 19,4% cảm thấy “thoải mái và tự nhiên”, 32,2% cảm thấy “bình thường”, đặc biệt có đến 32,2% trong số người được hỏi cảm thấy “căng thẳng và lo lắng” khi tiếp xúc với lãnh đạo. Thực tế này cho thấy mối quan hệ này cần được cải thiện để giữa lãnh đạo với nhân viên tuy là quan hệ thứ bậc nhưng phải đảm bảo sự gần gũi, hợp tác như những người đồng nghiệp. Có như vậy không khí làm việc mới dễ chịu, hiệu quả làm việc mới cao.
- Quan hệ đồng nghiệp:
Trong các cơ quan hành chính nhà nước, quan hệ với đồng nghiệp không chỉ là quan hệ mang tính cạnh tranh mà còn là mối quan hệ phối hợp, hợp tác trong công việc. Đó là mối quan hệ vô cùng quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Ở trong tổ chức không có công việc nào không cần hợp tác với người khác.
Bảng 2.2. Kết quả điều tra về mối quan hệ đồng nghiệp với nhau
Phương án chọn Số
phiếu Tỷ trọng (%) 1. Trả lời câu hỏi số 7: Ông/bà đánh giá thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp của CC, VC – LĐ của Trung tâm hiện nay đang ở mức nào?
a. Rất cao 13 42
b. Khá cao 10 32,2
c. Trung bình 5 16,2
d. Thấp 3 9,6
2. Trả lời câu hỏi số 8: Ông/bà đánh giá việc lắng nghe ý kiến đồng nghiệp của CC, VC – LĐ của Trung tâm đối với các vấn đề liên quan đến công việc ở mức độ nào?
a. Rất cao 15 48,4
b. Khá cao 8 25,8
c. Trung bình 5 16,2
d. Thấp 3 9,6
3.Trả lời câu hỏi số 9: Với những nhiệm vụ phải phối hợp với đồng nghiệp, ông/bà cảm thấy thế nào?
a. Dễ chịu vì trách nhiệm được san sẻ 20 64,4 b. Không thoải mái lắm vì không được làm theo ý
mình 5 16,2
c. Bình thường 6 19,4
Nguồn: Tổng hợp bảng khảo sát Theo số liệu tổng hợp tại bảng 2.2, đa số công chức, viên chức, người lao động cảm thấy dễ chịu khi phối hợp cùng đồng nghiệp (64,4%) và đánh giá cao việc lắng nghe ý kiến đồng nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến công việc (48,4%). Những yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra bầu không khí làm việc với tinh thần hợp tác, gần gũi, cởi mở, tin cậy, góp phần thắt chặt cũng cố thêm sự đoàn kết và các giá trị tập thể.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số viên chức, người lao động có tư tưởng cục bộ, bản vị trong công việc. Khi phối hợp với đồng nghiệp họ cảm thấy “không được thoải mái lắm vì không được làm theo ý” (16,2%). Tính độc lập, tự chủ trong công việc có thể rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhưng đối
với hoạt động văn phòng công sở, với thuộc tính văn hóa của dân tộc thì sự độc lập, tự chủ phải hết sức khéo léo. Nếu không những người có tư tưởng này rất khó hòa mình vào mối quan hệ chung của cơ quan.
Bên cạnh những kết quả thu được từ phiếu khảo sát, bản thân tác giả là một viên chức làm việc tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị cũng đã quan sát và nhận ra một số vấn đề trong mối quan hệ này. Chính vì đây là mối quan hệ cảm tính nên sẽ bị chi phối bởi tình cảm, quan hệ cá nhân. Nếu như họ thực sự yêu quý nhau thì chắc chắn sự phối hợp trong công việc sẽ có sự ăn ý, có cơ sở để đạt hiệu quả cao. Không khí làm việc cũng hết sức thoải mái, dễ chịu. Nhưng nếu những đồng nghiệp vốn không có cảm tình hay có chút ác cảm với nhau, họ thường không thích làm việc chung, không thích chia sẻ những khó khăn, thuận lợi. Vấn đề này xuất phát từ văn hóa lạc hậu, tư tưởng cục bộ đã ăn sâu vào tiềm thức một số người. Điều này còn dẫn đến sự tò mò, quan tâm quá mức đến đời tư của nhau, xảy ra một số trường hợp hạ thấp uy tín của nhau. Điều đó gây tổn hại lớn đến hiệu quả làm việc chung của cả đơn vị.
- Thái độ tiếp công dân:
Bên cạnh chức năng đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao, Trung tâm còn là đơn vị cung cấp, khai thác dịch vụ về thể dục thể thao, phục vụ nhu cầu rèn luyện, tăng cường sức khỏe cho quần chúng nhân dân tỉnh nhà. Trong môi trường văn hóa công sở, giao tiếp giữa công chức, viên chức và người lao động Trung tâm với nhân dân là một trong những tương tác xã hội quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới uy tín của Trung tâm với nhân dân. Đặc biệt, đối với Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị, là một đơn vị sự nghiệp có thu, thì sự tín nhiệm, yêu mến và hài lòng của người dân đối với công tác khai thác dịch vụ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.CC, VC-LĐ tiếp dân là người
thay mặt Trung tâm để tiếp xúc với nhân dân, nội dung các vấn đề phản ánh ở nơi tiếp dân rất đa dạng, liên quan đến quy định, quy chế của đơn vị, ngành nghề. Do vậy, đòi hỏi CC, VC-LĐ tiếp dân phải có phẩm chất tốt, có kiến thức am hiểu về chính sách, pháp luật, thể hiện ở đức tính cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có trách nhiệm. Trong quá trình giải quyết công việc của công dân, nếu CC, VC-LĐ nói năng từ tốn, cử chỉ lịch sự, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc… sẽ tạo ấn tượng đẹp và gây được thiện cảm cho người dân, điều này là nhân tố quan trọng góp phần làm cho mối quan hệ giữa CC, VC- LĐ với người dân thêm gần gũi, thân thiện.
Theo quan sát thực tế, về cơ bản thái độ phục vụ của công chức, viên chức và người lao động Trung tâm với nhân dân là tốt, có thái độ tôn trọng, nói lời lịch sự với nhân dân và phù hợp với công dân. Phần lớn CC, VC-LĐ đều ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác tiếp và phục vụ công dân. Tuy nhiên vẫn còn một sốviên chức, người lao động chưa nhận được sự hài lòng của người dân, đặc biệt là thái độ phục vụ của viên chức, người lao động trong hoạt động khai thác nguồn thu và cho thuê các thiết chế thể thao tại đơn vị. Trong quá trình tiếp xúc, làm việc với người dân, các viên chức và người lao động này thiếu sự nhiệt tình trong phục vụ và hướng dẫn, tạo khoảng cách, đôi khi còn có thái độ không lịch sự đối với người dân. Điều này là đi ngược với những chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Đề án văn hóa công vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đi kèm Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018, cụ thể: “Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân, thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ”[15,tr2].