quan hệ ứng xử của cán bộ công chức và các hoạt động tập thể do cán bộ công chức trong công sở đó tạo nên nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, đúng luật pháp. Đây được coi là khái niệm được sử dụng xuyên suốt trong luận văn.
1.1.4. Vai trò của văn hóa công sở đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức tổ chức
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội.Văn hóa công sở được xem như là một tài sản, một yếu tố đầu vào, một quá trình và đầu ra của tổ chức, giúp các thành viên và tổ chức đạt được mụctiêu sống, giúp tổ chức cản phá được sự công phá từ bên ngoài, tiếp thu được những điều tốt đẹp. Nói cách khác, văn hóa công sở có vai trò quan trọng đối với quá trình và mức độ theo đuổi mục tiêu hoạt động và phát triển của tổ chức. Suy cho cùng, nỗ lực phát triển văn hóa công sở
cũng là nhằm phát triển một cách tiếp cận hoặc một loại công cụ để đạt được chất lượng hoạt động, liên tục cải tiến và phát triển tổ chức.
Văn hóa công sở có một số vai trò sau:
- Một là, văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hành chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Văn hóa công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông qua quá trình giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giá trị văn hóa mà cả hai bên cùng tham gia vào. Mối quan hệ ứng xử giữa người dân với cán bộ, công chức, viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhau phải được cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa.
Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân biết phương hướng, cách thức giải quyết công việc, giúp họ hiểu rõ những công việc cần làm, phải làm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách hiểu biết, tự nguyện. Qua đó người cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc trao đổi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ở công ở một cách tốt đẹp hơn.
- Hai là, văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con người. Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là một nghệ thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, … Góp phần tạo ra tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ, công chức nhằm đảm bảo cho hoạt động của công sở nghiêm minh, hiệu quả. Tạo ra tinh thần đoàn kết, tương trợ và tin cậy lẫn nhau, tạo ra bầu không khí tập thể cởi mở tạo điều kiện cho cán bộ, công chức trong công sở làm việc có hiệu quả cao, góp phần giúp công sở hoạt động mạnh. Tính tự giác trong hoạt động của cán bộ, công chức trong việc tuân theo quy chế, điều lệ sẽ giúp công sở phát triển, sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác;Từ đó phát
triển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào sự phát triển, cải cách nền hành chính công.
- Ba là, văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người. Giá trị là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở. Giá trị của văn hóa công sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là: Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở; Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc; Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn; Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chức tránh được hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính với người dân; Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng vẫn đảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động của công sở thuận lợi hơn.
- Bốn là, văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người. Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ và cung cấp dịch vụ công.
Trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị - hành chính mang đậm màu sắc văn hóa nhân bản (cái chân), nhân ái (cái thiện) và nhân văn (cái mỹ) là sự kết nối những giá trị truyền thống đến hiện đại. Con người không ngừng học tập, sáng tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại - đó là những yếu tố cấu thành văn hóa công sở, đồng thời khẳng định vai trò của văn hóa trong sự phát triển của mỗi cơ quan, công sở hiện nay.
Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự phát triển của các cơ quan, công sở. Nói đến con người chính là nói đến văn hóa, vì toàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và tinh thần của con người. Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi
hoạt động của công sở như xây dựng hệ thống thi đua - khen thưởng công bằng, minh bạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực làm việc hăng say … sẽ kích thích, loại bỏ được sức ỳ trong công việc.
- Năm là, văn hóa công sở ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của công sở. Bất kỳ một cơ cấu tổ chức, trình tự vận hành, quá trình quyết sách cũng như hành động, thái độ, giá trị… của đội ngũ cán bộ, công chức đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị văn hóa công sở tác động. Dưới ảnh hưởng khác nhau của văn hóa, tinh thần làm việc của cán bộ, công chức trong công sở đều không giống nhau. Đặc biệt là không khí làm việc trong công sở. Nếu không khí làm việc thân thiện sẽ khiến cán bộ, công chức có một tinh thần thoải mái, dễ chịu, hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Ngược lại, không khí làm việc ngột ngạt sẽ khiến cán bộ, công chức khó hòa nhập và thậm chí là chán nản, không có hứng thú làm việc. Chính vì thế, nền văn hóa cũng tạo nên không khí làm việc và từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả của công sở;
- Sáu là, trong một chừng mực nhất định, văn hóa công sở phản ánh những giá trị xã hội liên quan tới quá trình điều hành công sở. Mối quan hệ của văn hóa công sở và văn hóa truyền thống sẽ tạo điều kiện cho công sở xây dựng các chuẩn mực điều hành theo yêu cầu của xã hội, không cục bộ, không đối lập nhu cầu của cuộc sống cộng đồng nhằm giúp công sở có thái độ cầu thị, đoàn kết, khiêm tốn, góp phần bỏ thái độ hách dịch, cục bộ, vô tổ chức. Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa từ bên trong ra bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Từ đó hướng đội ngũ cán bộ, công chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực văn hóa của công sở. Đó chính là làm cho cán bộ, công chức hoàn thiện mình;
- Bảy là, mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công sở.
“Công sở không chỉ có một kiểu văn hóa. Công ty có bao nhiêu giám sát và trưởng phòng thì có bấy nhiêu loại văn hóa khác nhau. Bạn muốn xây dựng một văn hóa công sở vững mạnh? Hãy “nắm đầu” người giám sát hay trưởng phòng, bắt họ chịu trách nhiệm cái loại hình văn hóa mà họ đã tạo dựng nên”, Marcus Buckingham, đồng tác giả của tác phẩm First, Break All the Rules và Now, Discover Your Strengths đã nói như thế. Như vậy, nhà lãnh đạo có một vai trò quan trọng đối với việc hình thành cũng như phát triển văn hóa công sở. Văn hóa công sở chính là sợi dây gắn kết các thành viên, giúp công sở có được sự đoàn kết, gắn bó bởi cái chung của chính họ. Nó sẽ tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên, tạo được hòa khí khi làm việc, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp và thái độ lạc quan của cán bộ, công chức với mức độ nhiệt tình và tận tụy với công việc.
Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình.
Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở phát huy hết năng lực của cán bộ, công chức, khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của công sở.
Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh... không ngừng hoàn thiện văn hóa công sở giúp công sở phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao.
Thắng lợi của mỗi công sở không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà trước hết và hơn hết đó là văn hóa công sở.
Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở thì đồng thời văn hóa công sở với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó.
Tóm lại, văn hóa công sở với vai trò cơ bản vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của công sở. Vì vậy, việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá trong công sở không những là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức trong công việc của mình, ở các vị trí, cương vị khác nhau trong quá trình thực thi công vụ.