Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện văn hóa công sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 103 - 104)

1.2.4 .Những quy định của pháp luật về văn hóa công sở

3.2. Giải pháp cụ thể

3.2.6. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện văn hóa công sở

- Xây dựng mạng lưới thông tin thông suốt, minh bạch trong quản lý hành chính đảm bảo tính khách quan, trung thực. Cần triển khai xây dựng mô hình “một cửa điện tử” với cơ chế công khai các kênh giao tiếp, minh bạch và có trách nhiệm rõ ràng. Qua đó, công dân có thể tiếp nhận thông tin được nhanh, chính xác hơn, có sự phản hồi lại với cơ quan hành chính nhà nước và ngược lại. Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần giảm thời gian xử lý thông tin, giảm chi phí hành chính; tạo phản ứng nhanh nhạy hơn trong giao tiếp, thông tin tiếp nhận một cách toàn diện hơn; tiếng nói của người dân có giá trị hơn, tạo thuận lợi cho công tác phản hồi và người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ quan nhà nước một cách triệt để hơn.

- Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức một cách chặt chẽ thông qua hệ thống camera; có quy định rõ ràng mang tính bắt buộc về xưng hô, sử dụng ngôn ngữ, tư thế, tác phong khi giao tiếp trong nội bộ, với người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch có sự tham gia của các thành viên trong cơ quan, đặc biệt có sự tham gia của ngươi dân thông qua ý kiến phản hồi của họ về phong cách làm việc của cán bộ, công chức; đồng thời có chế tài khen thưởng, kỷ luật kịp thời, hợp lý đối với những cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và những người vi phạm Quy chế.

- Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức một cách công khai, có bản mô tả cụ thể về yêu cầu công việc được giao; những vị trí công việc của lãnh đạo hay của cán bộ ở bộ phận tiếp dân cần có những yêu cầu cụ thể về kỹ năng giao tiếp; có quy định cụ thể về chế độ chính sách, lương, thưởng, đào tạo, bồi dưỡng… Việc sắp xếp tổ chức bộ máy một cách khoa học, đặt đúng người, đúng việc sẽ là điều kiện để phát huy sở trường,

khả năng, kinh nghiệm của mỗi người góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Đồng thời có những quy định cần thiết về trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao đối với mỗi cán bộ, công chức.

Tăng cường công tác thanh tra trong việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của công sở, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại trên cơ sở nâng cao ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người dân trong thực thi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức bộ phận tiếp dân.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các thủ tục hành chính đảm bảo thủ tục rõ ràng, đơn giản, công khai và minh bạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hợp lý, giảm sự chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng, ban chuyên môn; đẩy mạnh đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý theo hướng quản lý chất lượng đầu ra dựa trên kết quả giải quyết công việc và mức độ hài lòng của người dân.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cải cách chế độ công vụ, công chức theo hướng hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, từ chức, kỷ luật…

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, nâng cao vai trò của Thanh tra Huyện thông qua việc thành lập các Đoàn kiểm tra về thực hiện Quy chế văn hóa công sở ở các đơn vị bằng nhiều hình thức: thường xuyên, đột xuất, chuyên đề và báo cáo định kỳ lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 103 - 104)