1.2.4 .Những quy định của pháp luật về văn hóa công sở
2.2. Văn hóa công sở tại UBND Huyện Ứng Hòa
2.2.1. Về hệ thống các văn bản thực hiện văn hóa công sở
Thể chế hóa những chủ trương của Đảng về nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, những năm qua nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đạo đức công vụ, như: Hiến pháp năm 2013, Luật CBCC năm 2008, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Luật Đầu tư công 2016, v.v. cùng các VBQPPL dưới luật như: Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/20/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của CBCC, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 105/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của CBCC, viên chức…và một số văn bản pháp luật khác quy định quy tắc ứng xử của công chức trong thực thi công vụ. Các VBQPPL nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ cho việc điều chỉnh hành vi ứng xử của công chức trong thực thi công vụ và là cơ sở cho việc đánh giá công chức, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay. Luật CBCC năm 2008 được coi là nền tảng pháp lý trong lĩnh vực này đã xác định một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của công chức là phải có phẩm chất đạo đức.
Với yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật về đạo đức công vụ các giai đoạn trước, Điều 8 Luật CBCC năm 2008 tiếp tục cụ thể hóa thành các quy định về nghĩa vụ đối với công chức và những yêu cầu đối với công chức trong thực thi công vụ. Các chuẩn mực đạo đức dưới dạng nghĩa vụ tiếp tục được khẳng định:
1) Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3) Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4) Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Các chuẩn mực đạo đức nêu trên được ý thức, rèn luyện và trở thành hành vi công vụ, khi: “CBCC phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân, vì thế ngày 25 tháng 01 năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định Số: 522/QĐ-UBND về việc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Tác giả chọn việc thực hiện Quyết định Số: 522/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Huyện Ứng Hòa để phân tích, đánh giá vì Quyết định này do chính UBND Huyện Ứng Hòa ban hành và áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn Huyện và đây là Quyết định mới nhất. Nội dung trong quyết định này đã quy đinh cụ thể như sau:
Điều 1. Mục đích
1. Xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô (sau đây gọi chung là cán bộ) “Kỷ cương – Trách nhiệm – Tận tình – Thân thiện’’.
2. Định hướng cho cán bộ các chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân, trong gia đình và xã hội.
3. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi áp dụng Quy tắc bao gồm: Các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan) thuộc thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng Quy tắc là tất cả cán bộ đang làm việc trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
Điều 3. Thời gian làm việc
Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả.
Điều 4. Trang phục, tác phong
2. Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục.
3. Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định. 4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.
5. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc.
6. Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.
7. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩmđồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước.
Điều 5. Ý thức tổ chức kỷ luật
1. Tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan trong thực thi công vụ; gương mẫu về đạo đức và lối sống.
2. Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, nhiệm vụ cấp trên giao. 3. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương; có tinh thần cầu thị, lắng nghe; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên.
5. Không phát tán, tung tin, bịa đặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền.
7. Không lạm dụng, không có hành vi quấy rối người khác dưới mọi hình thức (lời nói, hành động, cử chỉ, tin nhắn...)
8. Không tham gia, tổ chức, lôi kéo người khác đánh bạc, chơi họ, hụi, lô, đề và các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức.
9. Không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ làm việc.
Điều 6. Sử dụng phương tiện, tài sản
1. Không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công (ô tô, điện thoại, máy vi tính, đồ dùng văn phòng phẩm, hộp thư...) của cơ quan để phục vụ mục đích cá nhân.
2. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các vật tư văn phòng; quản lý chi tiêu đúng việc, đúng quy định.
3. Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp; môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở.
4. Không tàng trữ, sử dụng vật liệu gây nguy hại, cháy nổ, vũ khí trái quy định tại cơ quan.
Điều 7. Tại cơ quan làm việc
1. Giải quyết yêu cầu, công việc của người dân đúng quy định, quy trình. 2. Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; ưu tiên hỗ trợ giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người đau ốm.
3. Không sách nhiễu; gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu; không hẹn gặp giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
4. Không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân.
5. Nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, thành khẩn tự phê bình, rút kinh nghiệm khi để xảy ra sai sót.
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan Thường trực triển khai, tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử.
2. Thủ trưởng các cơ quan của Thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai và quán triệt Quy tắc ứng xử này đến từng cán bộ; kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện; đưa vào tiêu chí để xếp loại thi đua hàng năm.
3. Các cơ quan báo chí của Thành phố tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc ứng xử này tới cán bộ, nhân dân trong toàn Thành phố để biết và cùng
giám sát việc thực hiện ở các cấp; phát hiện, cổ vũ, động viên những tập thể và cá nhân thực hiện tốt; phê phán các tập thể, cá nhân vi phạm.
4. Cán bộ trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, ngoài việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quy chế, nội quy của các cơ quan; cần nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ và vận động, giám sát, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện các quy định của Quy tắc ứng xử này.
5. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức công đoàn các cấp của Thành phố có trách nhiệm tổ chức, vận động, kiểm tra, giám sát đoàn viên, hội viên thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này.
Điều 10. Khen thưởng, kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định.
2. Cán bộ vi phạm các quy định tại Quy tắc ứng xử này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trong các cơ quan, đơn vị. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Điều khoản thi hành
Quy tắc ứng xử này được phổ biến đến các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Trên cơ sở đó, ngày 03 tháng 02 năm 2017 UBND Huyện Ứng Hòa đã có công văn Số 70 /UBND – VHTT V/v triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND thành phố Hà Nội, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện một số nội dung sau:
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn:
- Nghiêm túc tổ chức triển khai và quán triệt thực hiện Quy tắc ứng xử do Thành phố ban hành đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị mình.
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện Quy tắc ứng xử do Thành phố ban hành đưa vào tiêu chí để xếp loại thi đua hàng năm.
2. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao:
- Xây dựng tin bài tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc ứng xử của UBND thành phố Hà Nội tới cán bộ, nhân dân trong toàn huyện để biết và cùng giám sát thực hiện ở từng cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn.
- Kịp thời phát hiện, cổ vũ, động viên những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phản ánh, phê phán kịp thời các tập thể, cá nhân vi phạm.
3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể huyện: Phối hợp tổ chức, vận động, kiểm tra, giám sát đoàn viên, hội viên thuộc đơn vị mình thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của Thành phố Hà Nội trên địa bàn huyện.
4. Giao phòng Văn hóa – Thông tin:
- Là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND huyện xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện tốt Quyết định của UBND thành phố về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
- Thực hiện việc giám sát, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo UBND huyện tình hình thực hiện Quy tắc ứng xử trên địa bàn huyện. Báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về kết quả thực hiện và các đề xuất, kiến nghị để UBND huyện kịp thời báo cáo UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh cho phù hợp. Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Ban Tuyên giáo Huyện ủy, MTTQ và các Đoàn thể phối hợp; các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND huyện.
Tiếp sau đó, ngày 24 tháng 3 năm 2017, UBND Huyện ứng Hòa đã xây dựng kế hoạch Số: 76/KH-UBND, Triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn huyện Ứng Hòa, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động “Kỷ cương – Trách nhiệm – Tận tình – Thân thiện”.
- Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn huyện Ứng Hòa, xây dựng huyện Ứng Hòa văn minh, hiện đại.
- Là căn cứ để lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn.
- Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp, xây dựng của người Ứng Hòa - Hà Nội thanh lịch, văn minh.
2. Yêu cầu:
- Yêu cầu triển khai đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan trên địa bàn huyện nắm vững Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/1/2017 của UBND thành phố Hà Nội; Quy tắc ứng xử nơi công cộng ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội.
- Nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị nhằm hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
3. Cụ thể về Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan:
a. Thời gian làm việc: Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc
của Nhà nước, của cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả.
b. Trang phục, tác phong:
- Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng.
- Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục.
- Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định. - Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.
- Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc.
- Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải