Giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 88 - 100)

của đội ngũ viên chức, người lao động

3.2.4.1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ viên chức, người lao động

Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tính chất chính trị, đó là việc CBCC tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Trách nhiệm công vụ thường được xem xét theo hai góc độ: trách nhiệm của nhóm CBCC lãnh đạo, quản lý và trách nhiệm của nhóm công chức thực thi, thừa hành.

Hiện nay, khi thực hiện việc điều hành và phân công công việc ở một số cơ quan, người lãnh đạo, quản lý có xu hướng dồn nhiều việc cho công chức có năng lực khá, giỏi, các công chức có năng lực hạn chế ít được giao việc. Xu hướng này, tưởng chừng là hợp lý, nhưng hậu quả là công chức hạn chế về năng lực sẽ không phải chịu nhiều thách thức, không có cơ hội để vươn lên và càng thiếu trách nhiệm. Những người khá, giỏi sẽ bị quá tải và lôgic tiếp theo là chất lượng công việc của những người này cũng lại có xu hướng giảm sút do phải

chạy theo số lượng công việc. Đây là yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến trách nhiệm công vụ của công chức. Trong cơ quan, nếu có người làm việc thiếu trách nhiệm sẽ ảnh hưởng lây lan đến những người khác.

Một xu hướng khác là, một số CBCC quản lý thích ôm đồm công việc; không tin tưởng vào cấp dưới, không dám và không muốn giao việc cho cấp dưới. Điều này phản ánh tính trách nhiệm chưa cao trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Công chức thừa hành thiếu trách nhiệm do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh nguyên nhân bản thân mỗi người thiếu hoặc buông lỏng rèn luyện thường xuyên, còn có nguyên nhân điều hành của người quản lý thiếu tin tưởng vào công chức và phân chia công việc không rõ ràng. Khi phân công, giao việc, người này đùn đẩy việc cho người kia và khi thực hiện thì thiếu trách nhiệm phối hợp. Khi công việc kém hiệu quả hoặc chậm tiến độ, bị phê bình thì cấp trên và cấp dưới đổ lỗi cho nhau. Những người thiếu trách nhiệm thường rất hăng hái phát biểu trong các cuộc họp nhưng nhiều khi lại không dám đảm trách công việc cấp trên giao. Khi bình xét khen thưởng thì luôn thích “xung phong” mà ít khi tự đánh giá lại mình để xin rút và giới thiệu người xứng đáng hơn. Khi người đứng đầu không muốn làm mất lòng mọi người và thiếu trách nhiệm trong đánh giá sẽ dẫn đến hậu quả là không phân biệt được người làm tốt, xứng đáng và người làm chưa tốt, không xứng đáng.

Như vậy, lãnh đạo Huyện có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần dám chịu trách nhiệm của công chức dưới quyền với phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng, coi trọng giá trị bản thân (nhân cách) của mỗi người. Tinh thần trách nhiệm công vụ được xây dựng trên nền tảng của phẩm chất và bản lĩnh chính trị với ý thức về trách nhiệm đối với nhân dân. Mỗi công chức trong bộ máy công quyền phải thật thấu hiểu mình là “công bộc” của nhân dân chứ không phải là những “ông quan cách mệnh” ăn trên, ngồi trốc, đè đầu cỡi cổ nhân dân như bọn quan lại phong kiến, thực dân. Thông qua đẩy mạnh việc tự phê bình và phê bình mỗi công chức tự nhận biết có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không. Trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá tinh thần

trách nhiệm của họ và có thái độ xử lý thỏa đáng đối với những người thiếu tinh thần trách nhiệm. Người công chức phải luôn nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, có như vậy bản thân mình mới ngày càng hoàn thiện, góp phần xây dựng văn hóa công sở, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế của cuộc sống hàng ngày. Để phát huy những ưu điểm, khắc phục các nhược điểm, đòi hỏi mỗi người công chức phải ra sức học tập, rèn luyện trên tất cả các mặt như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống,...

- Khi giao tiếp, ứng xử với cấp trên thì người công chức thừa hành cần:

+ Trình bày đề xuất, ý kiến của mình bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc viết trong memo dài một trang giấy. Hãy diễn giải sự kiện một cách rành rọt, thay vì thảy một đống các con số lên trên bàn của sếp. Đôi khi người lãnh đạo cũng yêu cầu bạn phân tích thêm chi tiết, nhưng đa số lãnh đạo thường đề cao những cấp dưới biết gói gọn sự việc trong một trang giấy.

+ Biết khi nào cần ra tay giúp đỡ mà không phải chờ được hỏi tới. Chính điều này có thể làm một bệ phóng đầy công lực cho sự thăng tiến nghề nghiệp của cấp dưới.

+ Không tiết lộ chuyện riêng tư. Nếu như việc tung tin hay truyền bá lời đồn nhảm về đồng sự tại nơi công sở được xem là dại dột và không chuyên nghiệp, thì việc tiết lộ tin tức ảnh hưởng đến sếp sẽ dẫn cấp dưới tới chỗ tự sát.

+ Trong thời điểm “dầu sôi lửa bỏng”, hãy chấp nhận sự phê bình từ lãnh đạo và tiến lên. Nếu cấp dưới gồng mình chấp nhận được, thì hãy thích nghi với phương pháp làm việc ấy của lãnh đạo, và chứng minh rằng mình có thể sẵn sàng chấp nhận cơn nóng nảy mà vẫn quán xuyến tốt nhiệm vụ.

+ Ghi lại lời nhận xét hay chỉ đạo của cấp trên, điều này chứng tỏ sự quan tâm của cấp dưới đối với cấp trên và nó cũng mang thông điệp rằng: tôi đang lắng nghe, điều lãnh đạo đang nói xứng đáng được lưu giữ kỹ càng. Sự tiếp thu nhiệm vụ không chỉ có lợi cho sự nghiệp của bản thân, mà còn vị sự nghiệp chung của cơ quan.

- Trong hoạt động giao tiếp với người ngang hàng, người công chức cần phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp theo hướng sau:

+ Thực sự chăm chú lắng nghe những điều đối phương đề cập. Khi chăm chú lắng nghe, tức là vừa thâu nạp thêm thông tin vừa nhận thêm quyền lực, thì người công chức đã tự vẽ nên hình ảnh mình là một người chí thú tìm kiếm những ý tưởng tuyệt hảo hiện hữu nơi người tiếp chuyện với mình.

+ Chứng tỏ khả năng tránh né hiềm khích bằng cách lưu tâm đến những mục tiêu tích cực thúc đẩy họ, chứ không phải là những sự kiện hay cố chấp họ nói ra để bảo vệ chúng. Thiện chí bỏ qua điều nhỏ nhặt để nhắm đến thành quả to lớn sau cùng này có thể tiết kiệm cho bạn nhiều thời giờ bới móc người đã nói, hay không nói gì đó về dự án. Hãy triệt tiêu sự thù hằn ngay từ trong trứng nước bởi vì sự hằn học với đồng sự nơi công sở sẽ làm rò rỉ và phá hủy dần sự nghiệp của chính mình.

+ Không nên tiết lộ chuyện riêng tư. Một khi tiết lộ điều bí mật cần giữ kín bằng mọi giá, thì tất cả những gì người công chức đã đạt được chỉ là danh tiếng về một người không đáng tin cậy. Đó là cái giá quá đắt phải trả cho thú vui “câu chuyện trà nước”.

+ Không nên ra lệnh cho người khác. Mệnh lệnh sẽ làm suy yếu ảnh hưởng đích thực của bản thân khi tiếp xúc với bất cứ ai trong cơ quan, không cứ gì với đồng sự, quát tháo đồng sự sẽ gây nguy hiểm cho sự nghiệp của mình.

+ Luôn giữ mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với nhau. Vì người xưa có câu “quả đất tròn” mà, biết đâu một ngày nào đó chính mình phải cần sự giúp đỡ của họ.

3.2.4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động

Đây là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhà nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế văn hóa công sở. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức phải gắn liền với việc xây dựng các chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương nhằm khuyến khích cán bộ, công chức không

ngừng nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong công tác. Bên cạnh đó, bản thân mỗi người cán bộ, công chức phải tự mình học tập, nghiên cứu, trau dồi hiểu biết, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống để trở thành những người cán bộ, công chức đủ sức, đủ tài, cống hiến nhiều hơn cho công cuộc phát triển đất nước.

Để công tác giáo dục, đào tạo đạt hiệu quả cao cần tập trung thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ gắn với nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, ban hành những quy định cụ thể về trình độ chuyên môn ở mỗi vị trí công tác; các khóa đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc cán bộ, công chức phải tham gia; chương trình đào tạo thường xuyên được đổi mới, cập nhật những thông tin, chính sách mới của Đảng và Nhà nước cũng như những thông tin chính trị trong nước và quốc tế, hiện đại hóa theo hướng nâng cao kỹ năng, năng lực và phẩm chất cho cán bộ, công chức.

Thứ ba, đổi mới tư duy cho cán bộ, công chức để nhận thức về các kỹ năng hành chính một cách đầy đủ hơn, đúng đắn hơn, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn; động viên, khuyến khích cán bộ, công chức tự rèn luyện hoàn thiện bản thân; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp tạo sự đoàn kết, hòa đồng trong công sở.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức

Để tạo tiền đề về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt trong cơ quan hành chính nhà nước thì các quy định về tiêu chí đạo đức cần đưa vào khuôn khổ pháp lý để làm cơ sở xác định những tiêu chuẩn và nguyên tắc bắt buộc về hành vi của mỗi cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ. Những quy định này phải cụ thể hóa các giá trị cơ bản trong cơ quan hành chính nhà nước và có hướng dẫn về các biện pháp chế tài. Qua đó, góp phần nâng cao phẩm chất, giá trị đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời

tiến hành xây dựng quy chế đạo đức công vụ và mẫu giá trị mới cho cán bộ, công chức, bao gồm sự tôn trọng quyền con người, đề cao vai trò của sự chuyên cần, tinh thần kỷ luật, tính trung thực, trách nhiệm, phát huy cao độ ý thức tự giác và sự công bằng.

Các tiêu chí về giá trị đạo đức cần tuyên truyền sâu rộng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức và mọi người hiểu rõ ý nghĩa, vai trò về chuẩn mực của những giá trị nhân văn là nhân tố không thể thiếu trong nền hành chính hiện đại, dân chủ. Khi những giá trị này thấm nhuần trong xã hội, công luận là một áp lực tốt để cán bộ, công chức tự trau dồi đạo đức, tiếp thu những tinh hoa, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn để làm nền tảng cho quá trình nhận thức và tư duy về một phong cách, thái độ trong việc thực thi nhiệm vụ để ngày càng hoàn thiện bản thân. Từ đó, giải quyết công việc một cách có hiệu quả hơn, đồng thời thể hiện được các giá trị nhân văn, xứng đáng là công chức của nhà nước, công bộc thật sự của nhân dân.

Để có cơ sở cho việc xây dựng và tạo lập những tiêu chí về giá trị đạo đức chúng ta cần phải dựa trên những đặc điểm và phương pháp nhất định.

Thứ nhất, tiêu chí về giá trị đạo đức phải dựa trên đặc điểm chung mà người cán bộ, công chức cần phải có là phẩm chất đạo đức để làm việc đúng đắn, trung thực và có tinh thần trách nhiệm, hoạt động công khai, không phân biệt, thực thi nhiệm vụ nhằm vào kết quả. Bên cạnh đó, tiêu chí về giá trị đạo đức cần chú trọng đến đặc điểm riêng của chính cán bộ, công chức và đối với cơ quan hành chính nhà nước mà họ đã và đang làm việc.

Về đạo đức cá nhân, người cán bộ, công chức phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực và không vụ lợi cá nhân, luôn có thái độ cư xử đúng mực và phải luôn hoàn thiện bản thân, lấy hiệu quả công việc làm niềm vui, lẽ sống và là động cơ để phấn đấu trong suốt quá trình làm việc của mình.

Về đạo đức với cơ quan, người cán bộ, công chức phải trung thực, công bằng và không thiên vị, thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng với tinh thần tận

tụy, nhiệt tình, phải luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công góp phần thực hiện các mục tiêu chung của cơ quan, xây dựng hình ảnh cơ quan giàu đẹp trong mắt mọi người.

Về mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới, người cán bộ, công chức sẵn sàng hợp tác giúp đỡ, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, quan tâm thường xuyên tới đồng nghiệp, xây dựng làm việc theo đội, nhóm với tinh thần tương trợ lẫn nhau khi thi hành nhiệm vụ. Thêm vào đó, phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người, tham gia góp ý đồng nghiệp một cách chân tình, thẳng thắn và trong sáng.

Về đạo đức với công chúng và với xã hội, người cán bộ, công chức phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, giải quyết công việc đúng thời gian quy định, không vụ lợi cá nhân.

Thứ hai, phương pháp hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, công chức. Trước hết, thành công về đạo đức của người cán bộ, công chức nên bắt đầu bằng phần lời tựa giới thiệu về lý do xây dựng bản tiêu chuẩn đạo đức. Tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ, công chức xây dựng theo một phương thức cụ thể.

Về phía Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cho riêng mình. Sau khi hoàn thành cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, phòng ban, tổ chức có liên quan. Bản quy định của UBND huyện Ứng Hòa về các tiêu chuẩn đạo đức cần cô đọng, chính xác và cụ thể, viết bằng những thuật ngữ mang tính hành vi vàt quan trọng là có thể đánh giá được mức độ và hiệu quả thực hiện.

Cụ thể hóa chi tiết quy chế về khen thưởng và kỷ luật của huyện, điều chỉnh, nâng cao tiền lương và đãi ngộ vật chất, tinh thần hợp lý đối với cán bộ, công chức tạo động lực quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức. Xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm thực hiện công vụ, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch.

Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật. Đây là điều kiện cần thiết để quản lý hiệu quả nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.

3.2.4.3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Trong thời kỳ mở cửa, cùng với hội nhập và phát triển kinh tế, các luồng văn hoá nước ngoài cũng theo đó mà vào. Làm thế nào để điều chỉnh những hành vi ứng xử nhằm mục đích bảo tồn văn hóa mà vẫn du nhập được văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 88 - 100)