Giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về văn hóa công sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

vực, các khía cạnh, như vậy mới có thể triển khai hiệu quả và có cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Nội vụ), sau một thời gian triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở (có thể là 01 năm), cần đánh giá, tổng kết lại để xem xét sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của huyện.

3.2.2. Giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về văn hóa công sở công sở

Biểu hiện của văn hóa công sở có thể thấy ngay trong các quy định, quy chế, nội quy có tính chất bắt buộc thực hiện, song thực hiện như thế nào và có hiệu quả hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào ý thức tự giác thực hiện của cán bộ, công chức. Vì vậy, để thực hiện tốt văn hóa công sở thì việc đánh thức nhận thức của cán bộ, công chức là việc làm hết sức quan trọng.

Để nâng cao nhận thức về văn hóa công sở, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Cần thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức về vị trí, vai trò của mình trong giao tiếp với nhân dân, cần làm cho mỗi người nhận thấy rõ vai trò là công bộc của dân, là người phục vụ nhân dân; từ đó thay đổi lề lối làm việc, hết mình, nhiệt tình với công việc của nhân dân, chấm dứt tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà cho dân.

- Thực hiện cơ chế công khai, minh bạch trong cơ quan; đặc biệt là trong vấn đề quản lý tài chính.

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền Quy chế văn hóa công sở nhằm nâng cao vai trò của văn hóa công sở trong việc phát huy tính tích cực của cán bộ, công chức, góp phần thực hiện cải cách hành chính nhà nước theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện; hạn chế nhũng nhiễu, hạch sách gây phiền hà cho nhân dân và các tổ chức, góp phần làm trong sạch bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.

- Có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn thực thi nhiệm vụ, quan hệ của công chức với công dân và đồng nghiệp. Đồng thời, phải có cơ chế khen thưởng, kỷ luật cụ thể, kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc hay nghiêm khắc xử lý những hành vi vi phạm như: nâng, hạ bậc lương, chức vụ, từ chức, buộc thôi việc… Việc đánh giá thi đua hàng năm cần tiến hành công khai, thẳng thắn, có thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng cho từng đơn vị.

- Khuyến khích, động viên nhân viên, phát huy năng lực của mỗi người, chủ động, sáng tạo trong công việc; tạo môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ thông tin với nhau góp phần hoàn thành mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Đồng thời, cơ quan cần có những chính sách tuyển dụng, thu hút người tài, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như về văn hóa công sở.

Mỗi người cán bộ, công chức luôn ý thức mình là tài sản vô giá của cơ quan; do đó luôn nỗ lực, phấn đấu hết mình cống hiến cho sự nghiệp phát triển của Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín của huyện Ứng trong lòng mỗi người dân, phát huy truyền thống quê hương cách mạng anh hùng, phấn đấu xây dựng thành huyện Ứng Hòa trở thành một huyện năng động, phát triển bền vững trong tương lai.

Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi giúp cán bộ, công chức hiểu rõ vai trò của Quy chế văn hóa công sở là công cụ pháp lý hữu hiệu giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và tham gia hỗ trợ lãnh đạo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ở địa phương; đồng thời tăng tính phản biện xã hội đối với hoạt động của các phòng, ban chuyên môn trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quy chế văn hóa công sở nhằm nâng cao vai trò của văn hóa công sở trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của cán bộ, công chức. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức và nhân dân về thực hiện Quy chế văn hóa công sở là rất cần thiết. Cán bộ, công chức phải có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có kỹ năng giao tiếp tốt, có thái độ đúng mực khi tiếp dân… Thực hành dân chủ cơ sở là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở trong cơ quan.

Tuyên truyền Quy chế văn hóa công sở còn nhằm tạo dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ lợi ích quốc gia trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho trước hết là cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân. Để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, các cơ quan chức năng tại UBND huyện Ứng Hòa cần phổ biến, giáo dục tốt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của văn hoá công sở cho các cơ quan, đơn vị. Phát động một phong trào, một cuộc vận động xây dựng văn hoá công sở trên phạm vi rộng của ngành, địa phương và xem văn hóa công sở là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan hành chính nhà nước.

Văn hoá công sở là một trong những vấn đề nhạy cảm, là yếu tố nhận thức là vấn đề then chốt để mỗi cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân hiểu được vai trò, trách nhiệm của chính mình và từ đó nâng cao

các hành vi văn hoá công sở. Đồng thời yếu tố nhận thức là một trong những điều kiện cần và đủ để đội ngũ cán bộ, công chức thay đổi quan niệm, cung cách làm việc tiến dần đến chuẩn “Chuyên nghiệp và hiện đại” khi xuất phát từ nhận thức đúng, mới dẫn đến tình cảm đúng và hành động đúng.

Bên cạnh việc xây dựng Quy chế Văn hóa công sở cụ thể đặc trưng cho cơ quan mình trên cơ sở Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 3/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ra về ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền địa phương; Quyết định Số: 522/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Ngoài ra, cần có tủ sách về văn hóa tổ chức nói chung, văn hóa công sở nói riêng. Đây là cơ sở nhằm cung cấp các tài liệu có liên quan cho cán bộ, công chức đọc và tham khảo, sau đó trao đổi để tăng cường chia sẻ, thống nhất ý kiến nhằm góp phần xây dựng có hiệu quả văn hóa công sở.

Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt các kỹ thuật nhân sự như kèm cặp, chỉ bảo, nhất là đơi với những công chức trẻ tuổi cũng là một kỹ năng quan trọng giúp lan truyền, quán triệt về kiểu văn hóa hiện hành của nền hành chính. Trong đó, các cán bộ, công chức mới hoặc trẻ hơn được tuyên truyền về văn hóa của tổ chức. Và sự giao thoa giữa cách tư duy và hành động của các cán bộ, công chức thuộc các thế hệ khác nhau cũng có thể là một biện pháp để khuyến khích tinh thần học hỏi của những người có thâm niên hay tuổi đời cao hơn.

Nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân, người lãnh đạo là một trong ba nhân tố chính tạo nên văn hóa công sở đó là: cơ sở vật chất, thái độ tinh thần của cán bộ công chức, phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo, quản lý. Để cơ quan mình hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu đặt ra thì trước hết người lãnh đạo cần phải ý thức rõ vai trò và tầm quan trọng của văn hóa công sở

đối với sự ổn định và phát triển của tổ chức, nhà lãnh đạo phải gương mẫu, phải là người đi đầu thong việc thực hiện văn hóa công sở, bên cạnh đó còn phải liên kết phối hợp các thành viên trong cơ quan thành một hệ thống nhất định, lãnh đạo cơ quan phải là người hoạt động và đóng góp nhiều nhất, có hiệu quả nhất đối với việc thực hiện văn hóa công sở. Người cán bộ lãnh đạo cần phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu quả hoạt động công vụ sẽ cao.

Để thực hiện tốt Quy chế Văn hóa công sở, góp phần thực hiện văn hóa công sở một cách hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu giải quyết công việc của nhân dân thì không chỉ là tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cần phải cụ thể hóa cách làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể. Như cách ăn, cách nói, cách giao tiếp, ứng xử, thái độ ân cần, niềm nở và nhất là luôn nở nụ cười tươi và nhiệt tình, sự tử tế trong xử lý, giải quyết công việc của dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai minh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Quan trọng hơn chính là cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số cán bộ, công chức về thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân từ những việc làm rất nhỏ như bố trí người giữ xe, cảnh trí nơi làm việc, ghế, bàn, nước uống... nhằm góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức “Trung thành – Tận tụy – Sáng tạo – Gương mẫu” của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Tuyên truyền nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế văn hóa công sở là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Quy chế văn hóa công sở đã góp phần làm trong sạch bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, giảm đáng kể tình trạng nhũng nhiễu, hạch sách người dân, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên

truyền thực hiện Quy chế văn hóa công sở thông qua các khẩu hiệu, các văn bản chỉ đạo của cấp trên còn cần phát động các phong trào khuyến khích người tốt, việc tốt noi gương văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lấy chuẩn mực đạo đức trong văn hóa ứng xử của Người làm kim chỉ nam, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức về lối sống và đạo lý làm người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 81 - 86)