Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 78 - 81)

Cán bộ, công chức là những người thay mặt Nhà nước khi tiếp xúc với dân, sử dụng quyền lực Nhà nước để giải quyết những công việc liên quan đến người dân và là đơn vị đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào

đời sống. Vì vậy, chính sách và pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cán bộ, công chức. Xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật, thể chế hóa những quy định chuẩn mực đạo đức, văn hóa cùng với thiết chế bắt buộc thực hiện là một việc làm cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế văn hóa công sở, để việc thực hiện quy chế dần trở thành thói quen đối với cán bộ, công chức.

- Xây dựng Quy chế văn hóa công sở riêng phù hợp với tính chất công việc, đội ngũ cán bộ và môi trường làm việc, văn hoá truyền thống của Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa. Có thể nói bản kế hoạch Số: 76/KH-UBND, ngày 24 tháng 3 năm 2017 của UBND Huyện ứng Hòa về triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn huyện Ứng Hòa không đạt yêu cầu. Bản kế hoach này thực chất là thông báo việc thực hiện dập khuôn máy móc, hình thức Quyết định Số: 522/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.

Để xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Ứng Hòa đạt hiệu quả, tác giả đề nghị trên cở sở của Quyết định Số: 522/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, UBND huyện Ứng Hòa cần ban hành ngay quyết định kèm theo Quy chế thực hiện văn hóa công sở trên địa bàn toàn huyện. phải là “Quy chế thực hiện văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan” chứ không chỉ là “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan” vì Quy chế thực hiện văn hóa công sở sẽ rộng hơn, bao trùm hơn Quy tắc ứng xử.

Quy tắc thực hiện văn hóa công sở trên địa bàn toàn huyện Ứng Hòa được ban hành mới theo đề nghị của tác giả cần cụ thể hóa, chi tiết những nội dung trong Quyết định Số: 522/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, bên cạnh đó bản quy chế mới này cần có những quy

định cụ thể, sát thực tiễn trên cơ sở thực tiễn về văn hóa, lịch sử, truyền thống, đặc trưng của các đơn vị hành chính….của Ứng Hòa. Để Quy tắc thực hiện văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn Huyện ứng Hòa được hiệu quả, đồng bộ có thể triển khai được và quan trong hơn là đánh giá được chính xác hiệu quả, về cách thức thực hiện, yêu cầu trước khi ban hành quy chế cần có sự tham khảo, học hỏi những nội dung mới, cách làm hay về việc ban hành quy chế thực hiện văn hóa công sở của một số huyện hay đơn vị khác đã làm trước đó, sau đó xây dựng dự thảo, lấy ý kiến tham khảo đến tất cả các đơn vị trong địa bàn huyện, để việc góp ý cho bản dự thảo đạt chất lượng, đề nghị mỗi đơn vị sau khi nhận được bản dự thảo cần tổ chức ít nhất một cuộc họp lấy ý kiến của tất cả các thành viên trong đơn vị, sau đó các đơn vị cần phản hồi về các góp ý, đề xuất bằng văn bản, có chữ ký của người thủ trưởng đơn vị, gửi trở lại UBND Huyện để tổng hợp, điều chỉnh.

Về nội dung, quy chế này cần quy định bao trùm đến tất cả các lĩnh vực, các mặt, các khía cạnh khác nhau của công sở như: trang phục; giờ giấc làm việ; thái độ và văn hóa ứng xử với đồng nghiệp và người dân khi thực thi công vụ; đạo đức khi thực thi công vụ; trách nhiệm của CBCC trong thực thi công vụ; trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức trong quá trình thực thi công vụ; môi trường và bài trí công sở; việc sử dụng cơ sở vật chất công…

Cần có những quy định cụ thể, chi tiết, đối với các lĩnh vực ấy, tránh tình trạng đưa ra những quy định chung chung dẫn đến việc khó thực hiện, khó đánh giá, đặc biệt là quy định về việc xử lý những vi phạm, ví dụ: quy định không hút thuốc nơi công sở, nếu cán bộ công chức vi phạm thì sẽ bị xử lý thế nào, ai xử lý, nếu đã bị xử lý mà vẫn tiếp tục tái phạm thì xử lý thế nào ?...hoặc quy định về trang phục đến công sở làm việc phải lịch sự, nhưng thế nào là trang phục lịch sự, những trang phục nào không được mặc đến công sở…cần được quy định cụ thể, hoặc ví dụ quy định chung về việc chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc cũng cần quy định chi tiết: đến họp muộn sẽ bị xử lý thế nào, nếu đã bị xử lý rồi mà vẫn tái phạm thì thì lần xử lý tiếp theo sẽ xử lý thế nào…hoặc để xe

không đúng nơi quy định sẽ xử lý thế nào; quy định cán bộ, công chức đến công sở, khi qua cổng thì phải xuống xe, dắt xe qua cổng, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo hình thức nào, nếu tiếp tục vi phạm thì xử lý ra sao? đặt điều, nói xấu sai sự thật về đồng nghiệp về tổ chức sẽ bị xử lý thế nào…những ai sẽ kiểm tra và đôn đốc và xử lý việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định trên…một vài ví dụ như vậy để minh chứng cho việc xây dựng và ban hành quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 78 - 81)