Sống vì tập thể, làm việc vì tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

1.2.4 .Những quy định của pháp luật về văn hóa công sở

1.3. Kinh nghiệm thực hiện văn hóa công sở của Nhật Bản

1.3.6. Sống vì tập thể, làm việc vì tập thể

Xã hội Nhật Bản rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân như người Mỹ, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất. Nhiều nhà quản lý Tây Âu khi đến Nhật Bản làm việc đã thất bại

khi áp dụng cách quản lý chú trọng vai trò cá nhân mà quên đi tầm quan trọng của tập thể. Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Ý thức tập thể là một yếu tố quan trọng để tạo nên thành công cho đất nước hoa anh đào, đây là một tính cách đáng học hỏi với người Việt Nam. Đặc biệt là ý thức, tinh thần của người Nhật Bản vượt lên đau thương để xây dựng đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần ở miền Đông Nhật Bản năm 2011.

Tuy nhiên, chúng ta cần học hỏi một cách chọn lọc bài học văn hóa công sở của Nhật Bản. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một cơ quan sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình, và ở đó ai cũng muốn trở thành “sao” mà không quan tâm đến việc mình sẽ đóng góp như thế nào cho thành công chung của tập thể. Thế nhưng quan niệm xem trọng vai trò tập thể có thể nuôi dưỡng những cá nhân yếu kém ẩn mình dưới một tập thể lớn mạnh. Điều quan trọng là chúng ta biết cách cân bằng hai khái niệm “tập thể” và “cá nhân”. Ngày nay, chúng ta nên học từ người Nhật việc phát huy tinh thần đồng đội vì làm việc theo team-work là một hình thức phổ biến và quan trọng.

Tiểu kết Chƣơng 1

Văn hoá là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Công sở hành chính nhà nước là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân. Trong công sở, yếu tố văn hóa có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng công sở hành chính nhà nước văn minh, lịch sự, hiện đại.

Mỗi tổ chức đều có nét văn hóa riêng của mình, chính văn hóa tổ chức cho phép người ta phân biệt được các tổ chức với nhau thông qua những phương thức điều hành khác nhau. Là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc, văn hóa tổ chức được tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Tác động của văn hóa tổ chức tới hoạt động của tổ chức có cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực.

Là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó, văn hoá công sở tạo ra một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với một người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.

Trong thời kỳ Đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước việc giao lưu văn hóa giữa nước ta với các quốc gia khác trên thế giới ngày càng tăng, và trong quá trình giao lưu đó đòi hỏi mỗi một con người chúng ta cần phải biết chọn lọc những tinh hoa, những yếu tố tích cực của văn hóa thế giới, phối kết hợp với truyền thống văn hóa của mình để tạo nên một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong xu thế hợp tác khu vực và thế giới hiện nay, bên cạnh yêu cầu thực hiện văn hóa công sở mang bản sắc dân tộc, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của bạn bè quốc tế, đồng thời chú trọng đến các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công sở để góp phần phát huy vai trò của văn hóa công sở trong việc hiện đại hóa nền hành chính Việt Nam.

Do đó, để xây dựng và phát triển văn hóa công sở đáp ứng được yêu cầu bức thiết và lâu dài hiện nay đòi hỏi mỗi CBCC cần phải nhận thức rõ và đầy đủ về vị trí, vai trò của văn hóa công sở từ các quy định của pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn nhằm từ đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa công sở, để công sở thực sự trong sạch và vững mạnh để toàn thể CBCC đoàn kết với nhau cùng hướng tới tương lai.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ỨNG HÕA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 30 - 34)