Quan điểm chung về việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

1.2.4 .Những quy định của pháp luật về văn hóa công sở

3.1. Quan điểm chung về việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở

HUYỆN ỨNG HÕA

3.1. Quan điểm chung về việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở công sở

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, hội nhập cả bề rộng và bề sâu vào nền kinh tế thế giới, để nâng cao sức cạnh tranh phát triển trên trường quốc tế, hơn lúc nào hết năng lực của đội ngũ công chức hành chính cần phải được nâng lên một bước. Để có đội ngũ công chức hành chính giỏi về chuyên môn, có kỹ năng thành thạo, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính nhà nước.

Tất cả các cán bộ công chức làm việc tại Uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hòa, đặc biệt là những người lãnh đạo, quản lý cần có nhận thức đầy đủ rằng: Thực hiện văn hóa công sở chính là sức mạnh của của công sở, cũng là thước đo giá trị của công sở, đồng thời cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng thực thi công vụ của mỗi công sở, tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều phải có nghĩa vụ thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Thực hiện văn hóa công sở cũng là yêu cầu bắt buộc của thời kỳ hội nhập quốc tế và là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công của mỗi tổ chức.

Để hạn chế và khắc phục những tồn tại yếu kém, những lực cản và thách thức đối với đời sống văn hóa ở cơ sở, thực hiện tốt Quy chế văn hóa công sở nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác này, trong thời gian tới cần thực hiện những nhiệm vụ chính:

- Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó tập trung củng cố và nâng cao chất lượng xây dựng gia đình

văn hóa, coi đây là yếu tố hạt nhân để tạo lập môi trường văn hóa, xã hội ổn định, tiến bộ và vững mạnh.

- Thực hiện công tác giữ gìn và phát huy có chọn lọc những giá trị văn hóa của từng dân tộc, từng địa phương, kiên quyết bài trừ những hủ tục văn hóa lạc hậu, mê tín dị đoan. Đây là công việc đòi hỏi có sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân. Việc khôi phục, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp không chỉ có giá trị hiện tại mà còn có giá trị lịch sử lâu dài mãi về sau.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở và các cơ sở vật chất phục vụ đời sống nhân dân như: điện, đường, trường, trạm. Đây là điều kiện cần thiết để nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân cả nước, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thông qua việc bổ sung, hoàn thiện, xây dựng mới các văn bản quản lý hành chính về văn hóa nhằm xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

- Củng cố mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, tranh thủ nguồn lực của khối đại đoàn kết toàn dân vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa thông tin, khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia vào các hoạt động của đời sống văn hóa ở cơ sở, tạo thêm các nguồn kinh phí cho việc củng cố xây dựng các thiết chế văn hóa, giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng.

Công sở với vai trò là nơi thường xuyên tiếp xúc và giải quyết công việc hằng ngày của người dân. Vì vậy, việc xây dựng nếp sống văn hóa nơi công sở từ nề nếp hoạt động cho đến thái độ tiếp dân, phong cách làm việc của cán bộ, công chức đều có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Cán bộ, công chức là

người thay mặt nhà nước thực hiện các hoạt động đưa pháp luật vào đời sống và tổ chức thực hiện quản lý các hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… là hạt nhân của bộ máy công quyền đảm bảo cho xã hội, quốc gia tồn tại và phát triển phù hợp với quy luật khách quan. Vì thế, xây dựng văn hóa công sở là vấn đề cần được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Thực hiện văn hoá công sở là thực hiện một nề nếp làm việc khoa học, có kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.

Thực hiện văn hóa công sở là thực hiện văn hóa trang phục (ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự); là văn hóa ứng xử (lịch sự, tôn trọng người khác…); là sự tiết kiệm (tiết kiệm trong công việc, tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, tiết kiệm những tài nguyên vô hình); là phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, sáng tạo và là ý thức bảo vệ “thương hiệu” của đơn vị mình.

Đó cũng là mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính, hướng tới xây dựng một đời sống văn hóa công sở mới trong thời hiện đại thấm nhuần truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa công sở của các nước tiên tiến trên thế giới. Xây dựng một nền văn hóa công sở Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí của cải cách hành chính và chủ trương hiện đại hóa nền hành chính, đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; là động lực của sự tăng trưởng và phát triển ổn định, lâu dài của đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)