Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến biện pháp nêu gương. Người đã từng nói: Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Do đó, các nhà lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu đi đầu, vì họ chính là biểu tượng để nhân viên noi theo. Có một thực tế là các nhân viên thường có xu hướng bắt chước theo thủ trưởng từ cách đi đứng, đến nói năng, hành động và phong cách làm việc…hoặc ảnh hưởng một cách vô thức từ người thủ trưởng những biểu hiện trên.
Như vậy, lãnh đạo UBND Huyện cần rèn luyện có các phẩm chất như: 1) Có tầm nhìn xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng đưa ra những phương thức quản lý, điều hành mới nhằm mang lại hiệu quả nhất, một tầm nhìn chiến lược trong việc hoạch định một vấn đề nào đó; 2) Thực hiện cải cách, biết quản lý sự thay đổi. Người lãnh đạo cần tìm cách để có thể chấp nhận những sự thay đổi, để từ đó có những thái độ tích cực hơn đối với sự thay đổi, có như vậy công việc mới đạt được hiệu quả tối ưu. 3) Sẵn sàng chấp nhận thất bại, thì khi đó mới dễ dàng thông cảm, chia sẻ với những thất bại của nhân viên dưới quyền của mình. Song khi thất bại phải biết rút kinh nghiệm để từ đó đưa ra những phương thức làm việc mới mang lại hiệu quả hơn. 4) Biết xây dựng uy tín và hình tượng người lãnh đạo hiệu quả trên cơ sở trau dồi chuyên môn, có phong cách lãnh đạo hài hoà, đối xử công bằng, khuyến khích tinh thần làm việc không mệt mỏi của nhân viên cấp dưới, quan tâm chú ý đến tình cảm vinh dự tự tôn
của nhân viên, dùng tình cảm để cảm hóa, dẫn dắt mọi người, khắc phục được căn bệnh độc đoán chuyên quyền.
Khi ứng xử giao tiếp với cấp dưới trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức, người lãnh đạo cần cư xử hài hòa, như:
Tạo điều kiện cho cấp dưới trình bày hết những gì họ muốn, không chen
ngang. Tùy tình huống, hãy đặt ra một thời hạn nhưng phải luôn giữ lối cư xử
mở, quan tâm trong khi cấp dưới tuôn trào những gì họ cho là cực kỳ có ý nghĩa. Hãy ghi chú nếu cần.
Tránh thông báo sự kiện, thay vì nói cấp dưới có sai sót thì nên nói là
mình còn có điều gì đó còn hơi boăn khoăn về vấn đề của họ trình.
Khơi gợi sự tham gia của cấp dưới. Trong mỗi tình huống thì mỗi người
đều có cách ứng xử khác nhau. Do đó, việc tham khảo ý kiến đóng vai trò rất quan trọng giúp cho người lãnh đạo có được nhiều cách giải quyết để lựa chọn tối ưu nhất. Đồng thời, làm cho cấp duới bỗng cảm thấy mình quan trọng lên hẳn.
Thông cảm với hoàn cảnh của cấp dưới. Mỗi một con người đều có hoàn
cảnh khác nhau. Do đó, người lãnh đạo cần phải nắm tương đối rõ hoàn cảnh của cấp dưới để từ đó có thể dễ dàng hơn trong giao tiếp.
Ca ngợi công khai khi cấp dưới thật sự xứng đáng được nhận phần thưởng
ấy, trật tự của A. Maslow khẳng định nhu cầu tự tôn là một đòi hỏi thiết yếu, biểu dương thành tích hay tác phong làm việc của cấp dưới trước đám đông là một trong những cách đáp ứng nhu cầu này thỏa đáng nhất.
Có thể nói, để đảm bảo cho việc thực hiện văn hóa công sở tại UBND Huyện Ứng Hòa đạt hiệu quả, người lãnh đạo huyện nói chung, lãnh đạo các đơn vị nói riêng giữ vai trò quyết định, vì thế hơn ai hết người lãnh đạo phải là người đi đầu, tiên phong, gương mẫu và quyết liệt trong việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở. Một quy chế văn hóa công sở dù được xây dựng hoàn hảo đến đâu đi nữa nhưng người lãnh đạo đơn vị không gương mẫu, không đi đầu trong việc thực hiện thì việc thực hiện quy chế văn hóa công sở tại đơn vị ấy
không thể thành công, ví dụ: người lãnh đạo luôn đi làm muộn hay đến họp muộn thì không thể yêu cầu nhân viên đến làm việc, đến họp đúng giờ; người lãnh đạo hút thuốc lá nơi công sở thì không thể yêu cầu nhân viên không hút thuốc nơi công sở; người lãnh đạo uống rượu khong giờ làm việc thì không thể yêu cầu nhân viên không uống rượu trong khi làm việc…
Đối với sự ổn định và phát triển của tổ chức, của đơn vị nói chung, việc thực hiện văn hóa công sở của tổ chức, đơn vị nói riêng, người lãnh đạo luôn giữ vai trò quyết định, với thẩm quyền và uy quyền của mình, người lãnh đạo vừa có quyền yêu cầu mọi thành viên trong tổ chức thực hiện, bên cạnh đó bản thân nhà lãnh đạo còn có sự ảnh hưởng một cách vô thức rất lớn đến ý thức, thái độ và hành động của các thành viên trong tổi chức…chính vì vậy người lãnh đạo cần thể hiện sự nghiêm túc, gương mẫu và đi đầu của mình trong mọi vấn đề của tổ chức, trong đó có việc thực hiện văn hóa công sở.