Vai trò của thực thi chính sách ASXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 32)

Trong xã hội hiện đại, các quốc gia, một mặt hƣớng vào phát huy mọi nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực cho tăng trƣởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế tạo ra bƣớc phát triển bền vững và ngày càng phồn vinh cho đất nƣớc; mặt khác không ngừng hoàn thiện hệ thống ASXH để giúp

cho con ngƣời, nhất là ngƣời lao động, có khả năng chống choại với các rủi ro xã hội, đặc biệt là rủi ro trong kinh tế thị trƣờng và rủi ro xã hội khác. Ngoài tác động chung nhƣ đối với các nƣớc giàu, chính sách ASXH có thể có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển KT - XH ở những nƣớc nghèo. Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, các chính sách ASXH tác động đến quá trình tích lũy vốn con ngƣời vì nó cải thiện trình độ giáo dục và sức khỏe của con ngƣời, loại bỏ những hình thức tồi tệ nhất của sự bần cùng, nghèo đói.

Thứ hai, các chính sách ASXH cũng có những tác động tích cực đến khía cạnh cầu vì nó là sự phân phối lại sức mua và có lợi cho nền sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nƣớc.

Thứ ba, các chính sách ASXH còn đóng góp lớn trong việc tạo ra điều kiện để xây dựng môi trƣờng chính trị - xã hội bền vững. Khi lợi ích từ tăng trƣởng kinh tế đến đƣợc với mọi ngƣời dân, gồm cả nhóm xã hội trƣớc kia vì gạt ra ngoài lề, điều này sẽ làm giảm tình trạng mất trật tự về chính trị - xã hội. Những tác động này bắt nguồn từ bản chất tái phân phối của hệ thống BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)