việc thực hiện chính sách ASXH cho tỉnh Quảng Ninh.
Một là, xác định đƣợc vai trò của ASXH và chính sách ASXH. Đây là điều kiện quan trọng để đƣa chính sách ASXH vào thực thi.
Hai là, việc thực thi chính sách ASXH cần có sự phối hợp giữa các cơ quan từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, có sự tham gia của ngƣời dân và cộng đồng xã hội.
Ba là, xây dựng các chính sách về ASXH phải đảm bảo các điều kiện cụ thể và phù hợp với các địa phƣơng các vùng...
Bốn là, các chính sách có thực thi đƣợc cần sự tham gia của toàn bộ cộng đồng dân cƣ, kể cả nguồn lực, cũng nhƣ quá trình thực hiện.
Năm là, cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách ASXH để các chính sách đƣợc thực hiện đến ngƣời thụ hƣởng, từ đó tác động đến toàn xã hội.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về chính sách ASXH, trong đó đề cập vấn đề về ASXH ở các mặt (Khái niệm, ý nghĩa, nội dung của ASXH).
Ngoài ra, trong chƣơng 1 còn trình bày các chính sách ASXH qua: khái niệm, vai trò, đặc điểm và phƣơng pháp đánh giá chính sách ASXH; nêu đƣợc thực thi chính sách ASXH ở các vấn đề về thực thi chính sách, tầm quan trọng và từ đó nghiên cứu về chu trình thực thi chính sách ASXH.
Chƣơng 1 cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách ASXH, qua nghiên cứu kinh nghiệm các tỉnh về thực thi chính sách ASXH là cơ sở để đi sâu vào phân tích thực trạng, kết quả và những hạn chế về chính sách ASXH tại tỉnh Quảng Ninh (sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 2).
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA