ASXH là hệ thống các chính sách và chƣơng trình do Nhà nƣớc và xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi ngƣời dân có đƣợc mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, nhƣ giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin,... thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của ngƣời dân và sự trợ giúp của Nhà nƣớc. Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, toàn diện, từng bƣớc mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nƣớc, xã hội và ngƣời dân, giữa các nhóm dân cƣ trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới.
Trong thời gian tới, chính sách ASXH cần tập trung vào 4 nội dung chính nhƣ sau:
Một là, tăng cƣờng cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho ngƣời lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trƣờng lao động.
Hai là, mở rộng cơ hội cho ngƣời lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.
Ba là, hỗ trợ thƣờng xuyên đối với ngƣời có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho ngƣời dân khi gặp các rủi ro không lƣờng trƣớc hoặc vƣợt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm.
Bốn là, tăng cƣờng tiếp cận của ngƣời dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, nhƣ giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, thông tin.
Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Nhà nƣớc ta đặt quyết tâm phát triển hệ thống ASXH bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của ngƣời dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và tiếp cận dần với chuẩn mức quốc tế. Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị - xã hội, hƣớng tới phát triển bền vững. ASXH đƣợc xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện để bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tiếp tục phát triển quan điểm, chủ trƣơng đó của Đảng, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011) và nghị quyết của các kỳ đại hội, đặc biệt Nghị Quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã đặt ra yêu cầu: Chính sách xã hội phải đƣợc đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ...; đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời ngƣời có hoàn cảnh khó khăn; coi bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống ASXH bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm ngƣời dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia BHXH; bảo đảm hỗ trợ những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời cao tuổi thu nhập thấp, ngƣời khuyết tật nặng, ngƣời nghèo,…); bảo đảm cho ngƣời dân tiếp cận
đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin), góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.