Việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách ASXH là cần thiết, để tìm ra những nguyên nhân, bài học cho thành công và thất bại để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện phù hợp. Từ thực tiễn thực hiện công tác ASXH thƣờng xuyên cộng đồng có thể khái quát các yếu tố ảnh hƣởng bao gồm:
1.3.1. Các yếu tố từ đối tượng hưởng lợi (quy mô, phân bố)
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến việc thực hiện các chính sách ASXH đến các đối tƣợng hƣởng lợi. Nếu quy mô đối tƣợng hƣởng lợi ít thì có thể lựa chọn hƣớng nâng cao chất lƣợng chính sách ASXH, nhƣng nếu quy mô đối tƣợng hƣởng lợi đông, nguồn lực có hạn thì phải lựa chọn hƣớng phổ cập chính sách ASXH. Yếu tố này sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả và hiệu lực, tính công bằng của chính sách xã hội.
Nhu cầu trợ giúp của các đối tượng
Nhu cầu của đối tƣợng cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động ASXH. Chính sách có hiệu quả cao phải là những chính sách hƣớng tới nhu cầu cá nhân cho đối tƣợng hƣởng lợi. Nghĩa là đối tƣợng có nhu cầu gì, thì ƣu tiên hỗ trợ vào nhu cầu đó. Chính vì vậy mà trong quá trình nghiên cứu xây dựng chính sách cần đánh giá về nhu cầu và mong muốn của đối tƣợng hƣởng lợi.
Năng lực cá nhân của đối tượng thụ hưởng
Năng lực cá nhân ở đây đƣợc xem xét ở hai khía cạnh. Thứ nhất là khả năng tự bảm đảm các nhu cầu cá nhân của mình và khía cạnh thứ hai là khả năng tiếp cận các chính sách ASXH của Nhà nƣớc. Mặc dù yếu tố này nằm ngoài của quá trình hoạch định, xây dựng chính sách, nhƣng lại có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực thi chính sách.
1.3.2. Các yếu tố từ cơ chế, công cụ chính sách
Hệ thống văn bản pháp luật
Mức độ thể chế hoặc chính sách dƣới dạng các văn bản quy phạm pháp luật, sự phù hợp, tƣơng đồng của các văn bản với hệ thống luật pháp và yêu cầu của thực tiễn. Thể chế hoá phải bảo đảm quy định cả về đối tƣợng, chính sách, nguyên tắc và các hoạt động, điều kiện tổ chức thực thi nhƣ: Ngân sách, cán bộ, kỹ thuật nghiệp vụ... Nếu thể chế hoá thiếu một trong các nội dung thì cũng sẽ dẫn đến chính sách ban hành cũng khó có thể thực hiện có hiệu quả đƣợc.
Năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực thi của các cơ quan
Năng lực này thể hiện bằng việc ban hành các văn bản có phù hợp không, có khả thi thực hiện không, có đúng với quy định không và có bảo đảm tính khách quan và thực tiễn không. Năng lực đƣợc đánh giá cả bằng hệ thống tổ chức bộ máy, chuyên môn của cán bộ thực thi chính sách từ Trung ƣơng đến cấp cơ sở.
Hệ thống các công cụ chính sách
Công cụ chính sách bao gồm cả công cụ hành chính, tổ chức, công cụ tài chính, giáo dục và các kỹ thuật nghiệp vụ chính sách. Nếu thiếu một trong các công cụ này thì chính sách không thể đi vào cuộc sống đƣợc. Vì vậy, khi xem xét hệ thống chính sách cần đánh giá cả công cụ chính sách, giải pháp hoàn thiện công cụ chính sách.
1.3.3.Các yếu tố thuộc về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
Ngoài các yếu tố thuộc về đối tƣợng hƣởng lợi, cơ chế chính sách, công cụ chính sách thì yếu tố thuộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cũng là các yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của chính sách ASXH. Hệ thống chính trị và lịch sử sẽ quyết định quan điểm và định hƣớng phát triển chính sách ASXH. Truyền thống văn hoá quyết định đến các giải pháp, biện pháp và các công cụ phù hợp để đƣa chính sách ASXH vào cuộc sống. Điều kiện kinh tế quyết định đến tính khả thi của chính sách ASXH, kết quả của chính sách ASXH. Ngoài ra quá trình hợp tác quốc tế cũng sẽ chi phối hệ thống chính sách quốc gia và ảnh hƣởng đến những định hƣớng chính sách trong dài hạn. Quá trình nghiên cứu xây dựng chính sách cần xem xét đến các nhân tố môi trƣờng của chính sách.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.3: Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách ASXH 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong cả nƣớc về thực thi chính sách An sinh xã hội
Tổng hợp kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong cả nƣớc cho thấy tùy vào đặc điểm điều kiện mỗi địa phƣơng đã có hệ thống chính sách ASXH khác nhau về ƣu tiên, đối tƣợng hƣởng lợi, nguyên tắc, tiêu chí và các chính sách bộ phận. Nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh, để rút ra bài học vận dụng cho tỉnh mình là rất cần thiết. Kinh nghiệm của một số tỉnh về ASXH dƣới đây phần nào mô tả các quan điểm, xu hƣớng phổ biến về ASXH mà các địa phƣơng đang thực hiện.
1.4.1. Kinh nghiệm của Hà Nội
Trong nhiệm kỳ 2011- 2015, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm ASXH.
Một trong những nhiệm vụ đƣợc Thành ủy Hà Nội tập trung thực hiện đạt kết quả tốt trong nhiệm kỳ 2011- 2015 là thực hiện chính sách đối với
ngƣời có công với cách mạng. Hà Nội có hơn 4 triệu ngƣời đã từng tham gia các cuộc chiến tranh và là địa phƣơng có nhiều ngƣời có công nhất cả nƣớc với hơn 800.000 đối tƣợng chính sách. Theo đánh giá của Trung ƣơng, Hà Nội luôn đi đầu cả nƣớc trong việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, bảo đảm 100% gia đình chính sách có mức sống cao hơn hoặc bằng mức sống trung bình của ngƣời dân tại nơi cƣ trú. Làm đƣợc điều đó là nhờ Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa sâu rộng phong trào đền ơn đáp nghĩa, chung tay góp sức nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời có công. Trong những năm qua, toàn thành phố đã huy động, kêu gọi đóng góp hơn 151 tỷ đồng cho Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", xây mới gần 2.000 nhà tình nghĩa với kinh phí gần 70 tỷ đồng, tặng gần 30.000 sổ tiết kiệm trị giá trên 21 tỷ đồng, tu sửa hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ, điều dƣỡng luân phiên gần 170.000 ngƣời có công. Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo, BTXH đƣợc thực hiện theo từng giai đoạn và đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Giai đoạn 2011-2014, toàn thành phố giảm đƣợc hơn 110.000 lƣợt hộ nghèo, đƣa tỷ lệ hộ nghèo từ 7,25% vào đầu năm 2016 xuống còn 1,91% (giảm 34.409 hộ nghèo) vào cuối năm 2014, về đích trƣớc một năm so với mục tiêu giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2011-2015. Đến năm 2015, theo chuẩn chung của cả nƣớc, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc xóa nghèo (tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,6%, là mức thấp nhất so với nhiều năm). Để giảm nghèo bền vững, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, các ngành chức năng kiên trì thực hiện chính sách về lao động, giải quyết việc làm. Cụ thể: Mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 135.000 đến 140.000 lao động; triển khai có hiệu quả các dự án vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, mỗi năm tạo việc làm cho 25.000 - 30.000 lao động. Ngoài ra, 245.842 hộ nghèo và cận nghèo đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế, 12.718 hộ đƣợc hỗ trợ học nghề, 4.755 hộ đƣợc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở. Thành ủy Hà Nội còn chú trọng đến công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn và các đối tƣợng trong độ tuổi lao động. Giai đoạn 2010-2014 đã có trên 100.000 lƣợt lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề; tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%... Điểm nhấn quan trọng nữa trong nhiệm kỳ 2010-2015 là Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 06 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô, giai đoạn 2011- 2015. Thực hiện Nghị quyết này, Hà Nội đã đầu tƣ 1.276,5 tỷ đồng xây dựng 202 công trình cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các quận nội thành đã đăng ký đầu tƣ xây dựng 46 công trình nhà văn hóa thôn cho các huyện với tổng kinh phí 92 tỷ đồng; Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã hỗ trợ 5 dự án nâng cấp điện với tổng kinh phí 101 tỷ đồng. Đến nay, 100% xã có đƣờng ô tô đến trụ sở UBND xã đƣợc bê tông hoặc cứng hóa, trên 50% đƣờng trục giao thông đƣợc bê tông hóa. 14/14 xã có đồng bào dân tộc thiểu số có hệ thống thủy lợi từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản của sản xuất và dân sinh; 100% trạm y tế xã có bác sĩ và đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn ở cơ sở... Thực hiện chính sách ASXH, TP Hà Nội còn ƣu tiên đầu tƣ cho công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Hơn 3.068 tỷ đồng từ ngân sách đã đƣợc dành để cải tạo, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho 37 bệnh viện, nhằm nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh. Hệ thống y tế cơ sở và mạng lƣới y tế dự phòng đƣợc củng cố, tăng cƣờng cả về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị: 100% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân tăng lên 11,5; số giƣờng bệnh/ 1vạn dân tăng lên 21,3. Cùng với đó, công tác đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội đƣợc toàn thành phố thực hiện quyết liệt. Trong 5 năm qua, các ngành chức năng của thành phố đã thực hiện cai nghiện cho gần 19.000 đối tƣợng, trong đó cai nghiện bắt buộc cho trên 12.000 ngƣời, cai nghiện tự nguyện cho trên 6.000 ngƣời, góp phần không nhỏ vào ổn định trật tự xã hội. Nhờ thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ASXH mà
Thành ủy Hà Nội đề ra, chất lƣợng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời đƣợc cải thiện rõ rệt. Đây là động lực to lớn để nhân dân Hà Nội cùng chung sức với lãnh đạo thành phố thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp trong nhiệm kỳ tiếp theo.
1.4.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đƣợc Đại hội Đảng bộ XX thành phố Đà Nẵng xác định: Phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành một thành phố có môi trƣờng đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống. Từ thực tiễn của thành phố và từ kinh nghiệm đúc kết đƣợc ở trong và ngoài nƣớc, Thành ủy và UBND thành phố Đà Nẵng đã chọn phƣơng thức vừa kết hợp hài hòa giữa phát triển toàn diện, đồng bộ với phát triển trọng điểm, giữa những vấn đề bức xúc hiện tại với những vấn đề phục vụ cho phát triển lâu dài, phát triển kinh tế phải gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội và các chính sách ASXH cho ngƣời dân. Một trong những quan điểm phát triển đƣợc nêu trong Văn kiện ĐHĐB lần thứ XX của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng là: Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề ASXH. Cụ thể là: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chƣơng trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có”; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao thu nhập và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học. Phát triển nghề công tác xã hội; xây dựng hệ thống ASXH hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Phát triển mạnh
và đa dạng hệ thống BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện đồng bộ, toàn diện các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông - lâm - ngƣ, tiêu thụ sản phẩm...; xây dựng các đề án, giải pháp, mô hình giảm nghèo, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất, vƣơn lên thoát nghèo, giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách xã hội; vận động toàn dân tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc ngƣời có công với nƣớc; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ những ngƣời cô đơn, yếu thế, nghèo khó trong xã hội, tạo thuận lợi để họ vƣơn lên hoà nhập cộng đồng. Tăng cƣờng các cơ hội và dịch vụ kinh tế cho ngƣời khuyết tật. Hoàn thành các chƣơng trình xây dựng nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp và học sinh, sinh viên. Giảm thiểu chênh lệch về mức sống, thu nhập giữa các vùng nông thôn, miền núi với thành thị. Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lƣợng việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tiếp tục đầu tƣ phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bí thƣ thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng nói: “Trở thành một thành phố công nghiệp không chỉ đơn giản là tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP. Quan trọng hơn, ...là thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là nâng cao mức sống của ngƣời dân...
1.4.3. Kinh nghiệm của Đắk Lắk
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2010 - 2015, bên cạnh hoạt động hỗ trợ vốn, hỗ trợ khuyến nông, ngƣ và thủy sản cho ngƣời nghèo phát triển kinh tế, ổn định cuốc sống, Đắk Lắk còn thực hiện nhiều hoạt động về chính sách ASXH đối với ngƣời nghèo. Cụ thể, về chƣơng trình đào tạo nghề miễn phí cho lao động nông thôn, toàn
tỉnh đã tổ chức 477 lớp đào tạo nghề cho 16.054 lao động, với kinh phí 43.347 triệu đồng, trong đó có khoảng 30% là lao động thuộc hộ nghèo, với kinh phí thực hiện khoảng 12.000 triệu đồng. Về hỗ trợ y tế, toàn tỉnh có 2.991.613 lƣợt ngƣời nghèo, cận nghèo và ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế, đạt 90,52% kế hoạch, với kinh phí mua thẻ là 1.590.093 triệu đồng, đạt 101,8% kế hoạch. Đã có khoảng 1.629.759 lƣợt ngƣời khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế, với kinh phí khám chữa bệnh là 509.655 triệu đồng. Bên cạnh đó, có khoảng 2.259.000 lƣợt học sinh, sinh viên đƣợc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền ăn theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, Nghị định số 74/2013/NĐ-CP, Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg, Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg và một số chính sách khác, đạt 114,38% kế hoạch, với kinh phí là khoảng 1.001.779 triệu đồng. Giai đoạn 2010-2015, Đắk Lắk hỗ trợ làm nhà ở cho 367 hộ theo Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg, với kinh phí thực hiện là 9.104 triệu đồng (không tính vốn vay), đạt 100% kế hoạch đề ra; thực hiện trợ giúp pháp lý với 4.812 vụ việc, bao gồm tƣ vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho 4.812 lƣợt ngƣời nghèo; trợ giúp pháp lý lƣu động 281 đợt tại các xã với 17.058 ngƣời