Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 76)

Có thể nêu ra các nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân chung

Nhận thức về vai trò của ASXH ở không ít cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân chƣa đúng và chƣa đầy đủ, còn coi ASXH là trách nhiệm riêng của Nhà nƣớc, tƣ tƣởng trông chờ vào Nhà nƣớc, vào Trung ƣơng còn nặng nề.

Năng lực xây dựng chính sách ASXH còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính ASXH chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Quản lý nhà nƣớc về ASXH chƣa tốt do quá nhiều chính sách, lại đƣợc ban hành ở nhiều giai đoạn khác nhau, áp dụng cho nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau nên còn tình trạng chồng chéo, thiếu tính hệ thống, gây khó khăn cho việc quản lý chính sách ASXH và đối tƣợng thụ hƣởng các chính sách đó.

Việc tổ chức thực thi chính sách ASXH ở các cấp, nhất là cấp cơ sở còn yếu. Nguồn lực cho thực hiện chính sách còn hạn hẹp, dù tỉnh Quảng Ninh đã có hỗ trợ thêm; mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc còn thấp, phân tán, chƣa đúng đối tƣợng; thiếu sự phối hợp, lồng ghép trong việc thực hiện các chính sách; chƣa huy động hết sự tham gia từ cộng đồng, thiếu chính sách khuyến khích ngƣời dân tự “an sinh”, ngƣời nghèo tự vƣơn lên thoát nghèo.

Nguyên nhân cụ thể

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên, trong đó có thể kể đến nhƣ hệ thống văn bản pháp luật chƣa đầy đủ và chƣa hoàn thiện. Đến nay vẫn còn thiếu nhiều bộ luật có liên quan đến ASXH. Một số chủ trƣơng về ASXH đã đƣợc quy định nhƣng chƣa phù hợp; các chính sách liên quan trực tiếp đến ASXH nhƣ trợ giúp, giảm nghèo còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ ở sự lạc hậu của chính sách tiền lƣơng và thu nhập trong các khu vực của nền kinh tế: lƣơng thấp, mức tham gia BHXH thấp, hoặc không có khả năng tham gia vào hệ thống BHXH; mức hƣởng thấp, đời sống của ngƣời hƣởng lƣơng hƣu rất khó khăn. Thiếu sự phối hợp với hệ thống chính sách xã hội có liên quan nhƣ việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ xã hội xã hội cơ bản, dịch vụ cá nhân... dẫn đến sự trùng chéo và giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực. Mô hình chính sách, tổ chức hoạt động, phục vụ thiếu đa dạng; nguồn tài

nghĩa vụ đóng góp BHXH, BHYT cho ngƣời lao động; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm các quy định về ASXH chƣa thƣờng xuyên và nghiêm túc. Sự phối hợp giữa ngành chủ quản với cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH, BHYT và các địa phƣơng chƣa chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn thiếu về số lƣợng và tính chuyên nghiệp chƣa cao...

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng 2 luận văn đã trình bày thực trạng thực thi chính sách ASXH tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng thực hiện chính sách ASXH qua các mặt: Chính sách BHXH; chính sách BHYT; chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công, thƣơng bệnh binh, gia đình liệt sĩ; chính sách BTXH; chính sách xóa đói, giảm nghèo; chính sách TCXH…. Thông qua việc đánh giá này, luận văn khái quát những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích và làm rõ nguyên nhân làm hạn chế việc thực thi chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Đây là cơ sở cho việc đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian đến (đƣợc trình bày ở chƣơng 3).

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)