Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 72)

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội còn có những hạn chế, khó khăn. Trong quá trình giải quyết các công việc cụ thể tại cơ sở vẫn còn những tồn tại, bất cập do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi thụ hƣởng chính sách của ngƣời dân nhƣ: chậm cấp thẻ bảo hiểm y tế cho một số đối tƣợng thuộc diện hỗ trợ của Nhà nƣớc, của tỉnh; công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh vẫn chƣa đƣợc sâu rộng, thƣờng xuyên; ngƣời dân thuộc đối tƣợng yếu thế chƣa có nhiều điều kiện để nắm bắt thông tin, biết và hiểu đƣợc các quyền lợi đƣợc

thụ hƣởng trong các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, của tỉnh; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng của các huyện, thị xã, thành phố với các sở, ngành của tỉnh còn thiếu chặt chẽ, thƣờng xuyên.

Thứ nhất, do chính sách ASXH có sự thay đổi nhiều, liên tục, nên việc triển khai thực hiện có phần còn lúng túng. Các văn bản về chế độ chính sách vẫn còn chƣa đồng bộ và một số nội dung hƣớng dẫn còn chƣa cụ thể khiến cho công tác xét duyệt đối tƣợng hƣởng chính sách còn gặp khó khăn. Việc hƣớng dẫn với các đối tƣợng hƣởng chính sách có nơi cũng chƣa thật cụ thể.

Thứ hai, mức trợ giúp xã hội của Nhà nƣớc còn thấp, mức của tỉnh cho các đối tƣợng hiện nay mặc dù đã tăng hơn so với quy định chung của Nhà nƣớc nhƣng so với mặt bằng xã hội thì vẫn còn thấp.

Thứ ba, số đối tƣợng thuộc diện BTXH, TGXH ngày càng gia tăng, đặc biệt là nhóm đóm tƣợng ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật,... mà biên chế cho công tác xã hội rất hạn chế. Vì vậy việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, cách xác định tuổi hƣởng trợ cấp xã hội hằng tháng cho những NCT không đầy đủ giấy tờ hoặc giấy tờ chỉ có năm, không có ngày tháng sinh, các cơ quan chức năng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể, nên gây khó khăn cho các địa phƣơng khi thực hiện. Các địa phƣơng thực hiện khác nhau nên dẫn đến thắc mắc trong nhân dân.

Thứ năm, việc xác định mức độ khuyết tật cho các đối tƣợng BTXH còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc:Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã tổ chức xác định dạng tật và mức độ khuyết tật trong điều kiện cơ sở vật chất ở các trạm y tế, nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xác định dạng tật và mức độ khuyết tật, một số thành viên trong Hội đồng không có kỹ năng về chuyên môn do vậy việc xác định mức độ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn.Việc xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với dạng tật thần kinh tâm thần còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng của ngƣời bệnh không ổn

định (lúc nặng, lúc nhẹ) dẫn đến việc thẩm định không chính xác. Một số đối tƣợng là NKT đang đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo Nghị định 67,13, khi chuyển sang Nghị định 28, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác định mức độ khuyết tật nhẹ nên không đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội hằng tháng nữa dẫn đến gây tranh cãi, đối tƣợng không đồng tình với kết luận đó và gây nhiều khó khăn đối với hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Một số đối tƣợng đã đƣợc Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã kết luận về mức độ khuyết tật, nhƣng đối tƣợng không đồng ý với kết luận và đề nghị đƣợc giới thiệu đi giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật. Tuy nhiên, khi đƣợc thông báo mời đến giám định thì không đi, gây khó khăn cho công tác xác định mức độ khuyết tật. Đánh giá giữa ngƣời bị bệnh và ngƣời khuyết tật gặp nhiều khó khăn. Phiếu xác định mức độ khuyết tật (mẫu số 04, số 05) theo thông tƣ liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC- BGDĐT ngày 28/12/2012, bộ câu hỏi giành để đánh giá mức độ khuyết tật chƣa sát với thực tế. Hội đồng Giám định y khoa vẫn sử dụng bộ công cụ, phƣơng pháp xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã. Trong biên bản kết luận mức độ khuyết tật của Hội đồng giám định y khoa, có kết luận về mức độ tổn thƣơng cơ thể (có trƣờng hợp tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể cao nhƣng mức độ khuyết tật nhẹ và ngƣợc lại), đôi khi không liên quan đến mức độ khuyết tật nên gây thắc mắc khiếu kiện của ngƣời dân.

Thứ sáu, phần lớn ngƣời dân lao động phổ thông trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa đƣợc tham gia BHYT, BHXH,… một bộ phận ngƣời dân chƣa muốn tham gia BHXH do thủ tục khó khăn, chất lƣợng khám chữa bệnh theo chế độ bào hiểm chƣa tốt.

Thứ bảy, một số đối tƣợng chính sách do sức khoẻ yếu, hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn, điều kiện đi giám định sức khoẻ và làm các giấy tờ

khác hạn chế, dẫn đến việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ để đƣợc hƣởng chế độ đôi khi còn chậm.

Thứ tám, công tác tuyền truyền, hƣớng dẫn, phổ biến các qui định chính sách ASXH đã đi vào cuộc sống cộng đồng, đến các vùng, tuy nhiên nhận thức của ngƣời dân ở một số nơi chƣa thật đúng mức, còn có tƣ tƣởng trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc.

Thứ chín, chƣa có hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đối tƣợng bảo trợ xã hội chung toàn quốc. Việc quản lý bằng sổ sách ở địa phƣơng còn một số hạn chế: cập nhật các thông tin liên quan đến đối tƣợng chƣa kịp thời, lọc dữ liệu thủ công khó khăn trong công tác báo cáo, kiểm tra đối tƣợng trợ giúp xã hội. Chỉ tính riêng năm 2016, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã nhận và trả trên 2.000 hồ sơ qua hệ thống bƣu điện cho doanh nghiệp và cá nhân. Ngành BHXH cũng đang xây dựng quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp, lƣơng hƣu qua tài khoản thẻ ATM...

Thứ mười, công tác báo cáo về ASXH của một số huyện chỉ mang tính chung chung, không có phân tích cũng nhƣ không có đánh giá, nhận xét..., một số biểu mẫu báo cáo làm mang tính có số liệu, chƣa hết nội dung, chƣa đúng so với yêu cầu báo cáo của đơn vị quản lý cấp trên, chƣa thể hiện hết trách nhiệm của ngƣời làm báo cáo, cũng nhƣ đơn vị, cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)