Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo và phối hợp triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 55)

triển khai thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng an sinh xã hội

Dựa trên các chính sách chung của Nhà nƣớc, Quảng Ninh đã ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện chính sách ASXH, cụ thể nhƣ sau:

Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Hằng năm, BHXH tỉnh phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng để thống kê, rà soát số lƣợng đơn vị ngoài quốc doanh trên từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển, mở rộng đối tƣợng.

Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT luôn đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, đúng quy định nhằm phục vụ nhu cầu giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho các đối tƣợng tham gia. Số lƣợng sổ BHHX, thẻ BHYT đƣợc cấp tăng qua từng năm.

Công tác giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT luôn đƣợc tỉnh xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Công tác giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT luôn đƣợc thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định; tuyệt đối không để hồ sơ quá hạn. Trong 5 năm qua (từ năm 2011- 2015) BHXH tỉnh đã thẩm định, xét duyệt cho 52.226 ngƣời hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH (trong đó, hƣởng thƣờng xuyên: 27.036 ngƣời, hƣởng một lần: 19.970 ngƣời, hƣởng theo Quyết định 613/QĐ- TTg, Quyết định 52/QĐ- TTg: 5.220 ngƣời). Hỗ trợ ốm đau, thải sản, dƣỡng sức cho 3.044 lƣợt đơn vị với 1.487.200 lƣợt ngƣời lao động, số tiền: 577 tỷ đồng. Chi trả trợ cấp

thất nghiệp cho 15.016 ngƣời [36]. Bên cạnh đó, hằng năm BHXH tỉnh còn thực hiện điều chỉnh lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH cho hàng trăm nghìn ngƣời.

Về bảo trợ xã hội

Căn cứ Luật Ngƣời cao tuổi, Luật ngƣời khuyết tật; Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tƣợng Bảo trợ xã hội; Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội; Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật nguời khuyết tật; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng Bảo trợ xã hội; Thực hiện hƣớng dẫn của các Bộ, ngành và chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh về công tác tham mƣu chính sách bảo trợ xã hội tại trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, Sở Lao động – TB&XH đã chủ động phối hợp với các sở, ngành tham mƣu cho UBND tỉnh và ban hành một văn bản triển khai thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Quyết định số 3927/2010/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh về việc quy định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội và mức chi cho công tác chi trả, quản lý đối tƣợng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Quyết định 3927); Nghị quyết số 48/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về chính sách bảo trợ xã hội đối với ngƣời cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Nghị quyết 48);Quyết định số 427/2012/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của UBND tỉnh thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với ngƣời cao tuổi trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Quyết định 427); Quyết định số 1878/2012/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc hỗ trợ chi phí phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng lao động cho ngƣời khuyết tật hệ vận động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết

định số 897/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án thí điểm nuôi dƣỡng đối tƣợng tự nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/01/2015 của UBND tỉnh quy định mức thu hằng tháng đối với đối tƣợng tự nguyện đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc tại Trung tâm bảo trợ xã hội; Quyết định số 1899/2015/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của UBND Tỉnh về việc quy định mức trợ giúp đối tƣợng bảo trợ xã hội và mức chi cho công tác quản lý thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Quyết định 1899); Hƣớng dẫn Liên ngành số 455/SLĐTBXH-STC ngày 15/3/2011 của Liên sở: Lao động TB&XH – Sở Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Quyết định 3927/2010/QĐ- UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh quy định mức trợ cấp, trợ giúp đối tƣợng bảo trợ xã hội theo Nghị định 13; Hƣớng dẫn số 1106/HDLS ngày 12/7/2013 của Liên sở: Lao động TB&XH – Sở Tài chính – Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh bổ sung một số nội dung triển khai thực hiện xác định mức độ khuyết tật và thực hiện trợ cấp đối với ngƣời khuyết tật. Ngoài ra, hằng năm Sở đều có các văn bản hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội kịp thời, đúng quy định, đảm bảo cho các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng chính sách của nhà nƣớc, của tỉnh đúng, đủ, kịp thời, đầy đủ [38]

Trợ giúp xã hội thƣờng xuyên tại cộng đồng: Đối tƣợng hƣởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng tăng dần hằng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ và Tỉnh đều quan tâm mở rộng đối tƣợng, điều kiện đƣợc thụ hƣờng chính sách.

Nuôi dƣỡng tập trung trong cơ sở bảo trợ xã hội: Tỉnh Quảng Ninh có 02 cơ sở bảo trợ xã hội công lập, từ năm 2010 đến năm 2015 số đối tƣợng nuôi dƣỡng tập trung trung bình trên dƣới 180 ngƣời, trong đó số đối tƣợng đƣợc nuôi dƣỡng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội gần 70 ngƣời cao tuổi, ngƣời

khuyết tật và số đối tƣợng đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng tại Trung tâm Bảo trợ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 110 trẻ.

Công tác cứu trợ đột xuất: Hằng năm, vào dịp giáp hạt, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, Tỉnh đều có văn bản chỉ đạo các địa phƣơng chủ động rà soát những hộ có nguy cơ thiếu lƣơng thực để trợ cấp kịp thời. Đảm bảo ngƣời dân nói chung và đối tƣợng chính sách xã hội nói riêng trên địa bàn tỉnh không bị rơi vào tình trạng thiếu lƣơng thực, trợ giúp trợ cấp kịp thời, đầy đủ theo chính sách của Nhà nƣớc, của Tỉnh.

Trợ giúp bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn: Để chủ động trong công tác phòng chống, khắc phục thiên tai, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra trên địa bàn, hằng năm Sở đều có có công văn gửi các địa phƣơng về việc xây dựng phƣơng án cứu trợ xã hội và thiên tai.

Các hoạt động trợ giúp khác: Cấp thẻ Bảo hiểm y tế;Hỗ trợ mai táng phí; Thăm hỏi tặng quà đối tƣợng nhân dịp lễ, tết. Bên cạnh đó, tỉnh còn có rất nhiều các Nghị quyết, quyết định quan tâm đến bảo vệ chăm sóc trẻ em, khám chữa bệnh lƣu động, các chƣơng trình về kế hoạch hoá dân số, văn hoá thể thao; Công tác cho ngƣời nhiễm HIV, phòng chống tệ nạn xã hội; Các vấn đề về dân tộc,…

Về ưu đãi xã hội

Quyết định số 1273/2012/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ tiền ăn cho ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Đối tƣợng điều dƣỡng tập trung tại Trung tâm Điều dƣỡng Ngƣời có công tỉnh đƣợc hỗ trợ 1.400.000đồng/ngƣời/đợt điều dƣỡng; đối tƣợng điều dƣỡng tại gia đƣợc hỗ trợ 700.000 đồng/ ngƣời/đợt điều dƣỡng. Toàn tỉnh có gần 11.000 đối tƣợng đƣợc hỗ trợ tiền ăn theo Quyết định 1237. Trong đó gần 400 đối tƣợng đƣợc điều dƣỡng mỗi năm một lần, hơn 10.000 đối tƣợng thuộc diện điều dƣỡng 2 năm một lần [36].

Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 18/10/2011 và Quyết định số 428/2012/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 về thực hiện chính sách hỗ trợ lao động tỉnh Quảng Ninh đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

Nghị quyết số 221/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 về Chƣơng trình Việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình Việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020.

Chính sách hỗ trợ dạy nghề theo: Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định số 4069/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”; Nghị quyết số 220/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ đối tƣợng học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 344/2016/QĐ-UBND ngày 02/02/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ đối tƣợng học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016 - 2020. Hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo dƣới 3 tháng: Ngƣời khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/ngƣời/khóa học; Ngƣời thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; ngƣời thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ: Mức hỗ trợ tối đa 04 triệu đồng/ngƣời/khóa học; Ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời thuộc hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngƣ dân: Mức hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/ngƣời/khóa học; Ngƣời thuộc hộ cận nghèo: Mức hỗ trợ tối đa 2,5 triệu đồng/ngƣời/khóa học; Lao

động nông thôn khác: Mức hỗ trợ tối đa 02 triệu đồng/ngƣời/khóa học; Riêng ngƣ dân học các nghề: Vận hành tầu vỏ thép, tầu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tầu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên đƣợc hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.Hỗ trợ tiền ăn: Đối với ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời khuyết tật, ngƣời thuộc hộ nghèo, ngƣời thuộc hộ cận nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm đƣợc hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/ngƣời/ngày thực học; Các đối tƣợng còn lại hỗ trợ 15.000 đồng/ngƣời/ngày thực học; Hỗ trợ tiền đi lại: Đối với ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời khuyết tật, ngƣời thuộc hộ nghèo, ngƣời thuộc hộ cận nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm đƣợc hỗ trợ: 200.000 đồng/ngƣời/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cƣ trú từ 15 km trở lên; Riêng đối với ngƣời khuyết tật và ngƣời học cƣ trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ đƣợc hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/ngƣời/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cƣ trú từ 05 km trở lên [36].

Về chính sách giảm nghèo và các đề án an sinh xã hội

Chính sách giảm nghèo: Quảng Ninh luôn xem giảm nghèo là bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn liền với ASXH. Trong những năm qua, tỉnh đã có những chính sách giảm nghèo tích cực: Hoàn thiện dự thảo Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho hộ nông, lâm, ngƣ có mức sống trung bình lên 80%, tham mƣu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh. Tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn triển khai kế hoạch, nghiệp vụ rà soát, xác định hộ nghèo cuối năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 và chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020)

cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về chính sách giảm nghèo cho đối tƣợng là trƣởng thôn, bản của 47 xã khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc các địa phƣơng rà soát, tổng hợp danh sách hộ nghèo có khó khăn về nhà ở năm 2015 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ báo cáo UBND tỉnh [36].

Các đề án về ASXH: Tham mƣu, đề xuất UBND tỉnh ban hành Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 về việc chúc thọ, tặng quà cho 1.278 ngƣời cao tuổi tròn 90, 95 và từ 101 tuổi trở lên (Trong đó: 819 cụ tròn 90 tuổi, 332 cụ tròn 95 tuổi và 127 cụ trên 101 tuổi) trên địa bàn tỉnh; quyết định 2667/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 về việc chúc thọ, tặng quà cho 90 công dân là ngƣời cao tuổi (trong đó: 63 công dân tròn 90, 20 công dân tròn 95 và 07 công dân trên 100 tuổi – Đợt 2 năm 2015); Phối hợp với Sở Tƣ pháp, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế khảo sát trực tiếp tại các cơ sở ngoài công lập (nhà chùa) đang nuôi dƣỡng đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện Hải Hà, Đông Triều, Tiên Yên, Vân Đồn và thị xã Quảng Yên, tổng hợp kết quả báo cáo và đề xuất với UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo công tác nuôi dƣỡng chăm sóc đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi tổ chức Lễ biểu dƣơng và phát động “Nối vòng tay nhân ái vì ngƣời khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Ninh”. Kết quả: các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ Quỹ gần 2 tỷ đồng; Tổ chức đào tạo kỹ năng nghề công tác xã hội với thời gian 1,5 tháng (theo Đề án 32) cho 100 cộng tác viên công tác xã hội các thôn, khu trên địa bàn tỉnh và 05 lớp tập huấn bồi dƣỡng kỹ năng nhận biết, chăm sóc ngƣời tâm thần, rối nhiễu tâm trí cho cán bộ, hội viên phụ nữ tại Thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ; Dự thảo Chƣơng trình hành động Quốc gia về NCT trên địa bàn tỉnh giai

đoạn 2016 – 2020 chuẩn bị lấy ý kiến các ngành trƣớc khi trình UBND tỉnh phê duyệt; Kiểm tra, đánh giá thực tế các trƣờng hợp đã đƣợc phẫu thuật chỉnh hình từ nguồn Quỹ Việc làm dành cho ngƣời khuyết tật của Tỉnh trong 02 năm 2013-2014 để rút kinh nghiệm, triển khai thực hiện năm 2015 và những năm tiếp theo; Phối hợp tổ chức truyền thông trực tiếp tại 66 xã về nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ CHĐB dựa vào cộng đồng; chính sách BTXH đối với ngƣời khuyết tật; tập huấn kỹ năng nhận biết và chăm sóc ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí tại một số huyện miền Đông của tỉnh; tổ chức lớp tập huấn bồi dƣỡng kiến thức, chính sách đối với ngƣời khuyết tật cho cán bộ các hội, đoàn thể cấp xã các địa phƣơng: Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Hạ Long; Phối hợp với Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An tổ chức tập huấn kỹ năng chăm sóc, nuôi dƣỡng và phục hồi chức năng cho gia đình có ngƣời khuyết tật năm 2015 tại các địa phƣơng: Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều, Hải Hà, Vân Đồn, Hoành Bồ; Có văn bản hƣớng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)