sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện tốt, kịp thời và khách quan việc kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho việc phát hiện những điểm chƣa phù hợp của chính sách trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó có sự đánh giá và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo chính sách khi đƣợc triển khai đạt đƣợc hiệu quả mong đợi.
Hình thành hệ thống tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát: Khi triển khai các chính sách ASXH trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh, chính quyền địa phƣơng thƣờng thành lập các Ban Chỉ đạo với thành viên của Ban chỉ đạo là trƣởng các ngành chịu trách nhiệm. Cán bộ huyện chỉ thực hiện nhiệm vụ triển khai thực thi nhiệm vụ. Vì vậy, quy trình này phản ánh quá trình tự giám sát khi thực hiện chƣơng trình của huyện. Do đó, cần thiết lập một cơ chế giám sát rõ ràng hơn, công khai hơn và minh bạch hơn để cho Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội, cộng đồng và cả đối tƣợng thụ hƣởng thực hiện quyền đƣợc giám sát quá trình thực hiện của các cấp, các ngành của huyện và tƣơng tự yêu cầu này cũng cần đƣợc thiết lập ở cấp xã.
Công khai thông tin về các chƣơng trình, dự án về ASXH và kể cả nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách gắn với trách nhiệm của các cơ quan thực hiện. Việc làm này hết sức cần thiết vì: Giúp cho các cơ quan thực hiện quyền kiểm tra, giám sát khi có cơ sở để đối chiếu và đƣa ra kết luận của mình; Giúp cho các cơ quan thực hiện chính sách xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình; Giúp cho ngƣời dân có điều kiện thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và cả quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm gây phƣơng hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân.
Công tác đào tạo nghiệp vụ, tổ chức huấn luyện các kỹ năng liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát cần đƣợc chú trọng. Đặc biệt, cần quan tâm và hỗ trợ đến đối tƣợng là các cán bộ công chức làm trực tiếp, gần với đối
tƣợng thụ hƣởng để kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện ra vấn đề và có những đề xuất phù hợp. Hiện nay, công tác này thƣờng thực hiện phổ biến ở cấp huyện mà chƣa thật sự quan tâm đến cấp xã, các nội dung hƣớng dẫn thƣờng chú trọng quy trình kiểm tra, giám sát có tiềm ẩn hình thức mà chƣa đi vào nội dung và kỹ năng thực tế, hệ thống các tiêu chí để giám sát chƣa đƣợc phổ biến cụ thể,...
Hình thành bộ tiêu chí cho giám sát và đánh giá đối với từng chƣơng trình (nếu đƣợc) là hết sức cần thiết trƣớc khi triển khai thực hiện với bất kỳ chính sách ASXH do ngƣời tiến hành giám sát, đánh giá phần ít có chuyên môn riêng mà chủ yếu họ làm kiêm nhiệm, làm theo thói quen. Do vậy, cần thiết bổ sung việc xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát ngay từ khi chính sách đƣợc thực thi. Tuy nhiên có rất ít các chính sách có đƣợc bộ tiêu chí cho hoạt động kiểm tra, giám sát trong triển khai thực hiện chính sách mà thƣờng các chính sách ASXH sử dụng các hình thức sau để thực hiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát: Kiểm tra thông qua báo cáo định kỳ, hàng tháng, hàng quý. Các bộ phận thực hiện phải có báo cáo gửi lên cơ quan cấp trên để báo cáo về tình hình hỗ trợ đầu vào, kết quả đầu ra; Kiểm tra, giám sát thông qua sự tham gia của ngƣời dân; Đánh giá, giám sát thông qua hiệu quả đạt đƣợc từ thực tế...
Đảm bảo tính minh bạch khi thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát. Khi tiến hành hoạt động này, cần thiết phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng, đặc biệt là các già làng, trƣởng bản, ngƣời nghèo, ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tránh việc bao biện và hạn chế tiêu cực nảy sinh.
Trong quá trình thực thi chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên tục có sự thay đổi, do vậy trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, chính quyền phải cùng với
các tổ chức chính trị xã hội thƣờng xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tƣợng thực hiện chính sách tập trung chú ý những nội dung ƣu tiên trong quá trình thực hiện. Kiểm tra thƣờng xuyên giúp cho chính quyền và các tổ chức nắm bắt đƣợc tình hình thực hiện, từ đó đánh giá đƣợc khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách tại địa phƣơng mình, đồng thời giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh theo thẩm quyền; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của các cơ quan, đối tƣợng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc chỉ đạo điều hành thực hiện mục tiêu chính sách. Kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong quá trình thực hiện chính sách để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách.