7. Kết cấu của Luận văn
1.4. Kinh nghiệm tinh giản biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
Ủy ban nhân dân huyện của một số địa phƣơng và bài học cho huyện Ba Vì
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội) là một địa phƣơng đã thực hiện tinh giản biên chế hiệu quả với nhiều cách làm chủ động, sáng tạo.
Xác định tinh giản biên chế là việc khó, nhƣng đồng thời cũng là cơ hội để địa phƣơng nâng cao chất lƣợng cán bộ, huyện Quốc Oai đã chủ động xây dựng các phƣơng án để tinh gọn lại bộ máy. Trƣớc khi sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, huyện có 22 phòng, ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện với 21 cấp trƣởng và 49 cấp phó. Sau khi thực hiện giải thể Phòng Dân tộc và sáp nhập các phòng, ban khác, đến nay UBND huyện chỉ còn 12 phòng chuyên môn, 5 đơn vị sự nghiệp, giảm 4 đơn vị, giảm 4 cán bộ cấp trƣởng và 5 cán bộ cấp phó. Đặc biệt, huyện đã tinh giản đƣợc 91 biên chế và 230 lao động hợp đồng có thời hạn [43]. Điều đáng ghi nhận là huyện Quốc Oai đạt đƣợc số lƣợng tinh giản biên chế nhƣ trên trong bối cảnh không có đơn thƣ khiếu nại, không có dƣ luận trái chiều. Để có đƣợc kết quả đó là do huyện đã thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt trong cả hệ thống chính trị của Huyện.
Hoạt động tinh giản biên chế đã có đƣợc sự thống nhất, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị với nhiều cách làm vừa bài bản, vừa sáng tạo. Sự đồng
thuận từ trên xuống dƣới, thực hiện công khai, minh bạch, không ngại va chạm, khách quan.
Trong quá trình triển khai, lãnh đạo Huyện rất quan tâm đến tâm tƣ, tình cảm của đội ngũ công chức. Đích thân Bí thƣ kiêm Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Quyền làm tuyên truyền viên để gặp gỡ, nói chuyện, động viên ngƣời lao động. Đối với 230 hợp đồng lao động phải tinh giản, huyện đã dành cả một năm để làm, từ việc xây dựng đề án, rà soát, có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể đến tuyên truyền, vận động. Lãnh đạo các phòng, ban gặp trực tiếp từng ngƣời để nói chuyện, thông tin rõ tình hình, trao đổi thiệt hơn. Lãnh đạo huyện Quốc Oai trực tiếp tổ chức đối thoại ba lần, phân tích cặn kẽ, có lý có tình, tìm đƣợc "tiếng nói chung" với đối tƣợng tinh giản.
Bên cạnh đó, Huyện cũng linh hoạt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho ngƣời lao động chuyển đổi nghề, tìm công việc mới. Cụ thể, ngƣời xin nghỉ trƣớc 30/10/2016 thì đƣợc hỗ trợ thêm 5 tháng lƣơng, trƣớc 30/11 là 4 tháng và nếu trƣớc 31/12/2016 chỉ đƣợc nhận 3 tháng lƣơng. Huyện còn có chƣơng trình hƣớng nghiệp và đặt vấn đề với các doanh nghiệp trên địa bàn giúp việc làm cho một số trƣờng hợp, với mức thu nhập cao [43]. Nhờ đó, tạo sự đồng tình, tránh xáo trộn trong cuộc sống, thu nhập của những ngƣời đƣợc tinh giản. Huyện chủ động, linh hoạt xây dựng cơ chế riêng cho địa phƣơng. Huyện đã chủ động đề nghị Thành phố cho thực hiện thí điểm Đề án xây dựng cơ chế đặc thù khuyến khích các đối tƣợng tự nguyện tinh giản biên chế. Đây cũng là kinh nghiệm thành công của huyện.
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh là địa phƣơng có nhiều thành công trong công tác sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế. Trong đó có thể kể đến huyện Tiên Yên- 1 trong hai địa phƣơng thực hiện thí điểm nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ, đột phá.
Thành công của huyện Tiên Yên nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong công tác tinh giản biên chế là nhờ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy với việc ban hành Đề án “Đổi mới phƣơng thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25) làm cơ sở thực tiễn
để Trung ƣơng ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Hội nghị TW6 (khóa XII) chỉ đạo triển khai trong phạm vi cả nƣớc. Đề án 25 ở Quảng Ninh là một sáng kiến táo bạo, khẳng định khát khao đổi mới của Tỉnh ủy Quảng Ninh. Giải pháp của tỉnh Quảng Ninh mở ra lộ trình nhất thể hóa, nhập một số tổ chức Đảng với Nhà nƣớc để Đảng “hóa thân” làm nhiệm vụ, nhằm tinh giản biên chế, giải quyết chế độ chính sách phù hợp cho số dôi dƣ, nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trong hoạt động của bộ máy.
Theo tinh thần đó, huyện Tiên Yên thực hiện, hợp nhất một số cơ quan tham mƣu giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp có chức năng, nhiệm vụ tƣơng đồng theo nguyên tắc thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, bổ sung thẩm quyền, tối ƣu chính sách, chuẩn hóa ngạch bậc, kết hợp bầu cử và bổ nhiệm. Đó là, cơ quan Ủy ban kiểm tra với Thanh tra, Ban Tổ chức với phòng Nội vụ ở ở tất cả các huyện (giảm 28 đầu mối) [45]. Huyện Tiên Yên (cùng với Cô Tô) thí điểm thực hiện thêm việc hợp nhất văn phòng của ba bên (UBND, HĐND và Huyện ủy). Hoạt động này đƣợc Huyện đang vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Huyện ủy Tiên Yên và Văn phòng UBND, HĐND huyện Tiên Yên đến nay hợp nhất thành một đơn vị, chỉ có một Chánh Văn phòng phụ trách chung thay vì hai nhƣ trƣớc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Huyện ủy và UBND đều đƣợc quản lý và sử dụng chung, không còn tách bạch. Không chỉ khối văn phòng, các đơn vị có chức năng tƣơng đồng giữa khối Đảng và chính quyền cũng đã đƣợc sắp xếp gần nhau. Phụ trách các đơn vị này nhƣ: Trƣởng ban Tổ chức với Trƣởng phòng Nội vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra với Chánh Thanh tra cũng đã đƣợc huyện bố trí kiêm nhiệm [45].
Huyện cũng tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm nhận vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo, năng lực công tác; thực hiện phân công, cơ cấu lại từng vị trí việc làm đảm bảo hợp lý về chuyên môn, chức danh nghề nghiệp. Trên cơ sở rà soát, đánh giá và phát hiện các tổ chức, cơ quan còn chồng chéo, trùng lặp, tƣơng đồng về chức năng nhiệm vụ huyện sẽ sắp xếp lại theo hƣớng tinh giản, sáp nhập, nhất
thể hóa để giảm bớt đầu mối. Nhờ đó, Tiên Yên đã giảm đƣợc gần 50 biên chế và tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm triệu đồng[45].
Thành công của huyện Tiên Yên có đƣợc một phần là nhờ công tác tuyên truyền, vận động tốt. Quá trình triển khai Đề án, các cấp ủy đảng, chính quyền có sự phân công cụ thể rõ ngƣời, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian và rõ kết quả; có sự giám sát, đôn đốc, đánh giá thƣờng xuyên… nhờ đó tạo đƣợc sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị. Bài học kinh nghiệm đƣợc tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ huyện Tiên Yên rút ra từ quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết, đó là bám sát chỉ đạo, tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ƣơng, nhất là đối với những nhiệm vụ khó hoặc chƣa có trong tiền lệ; thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; giữ đoàn kết trong nội bộ; phát huy tính gƣơng mẫu, quyết liệt của ngƣời đứng đầu gắn với phân công rõ trách nhiệm trong tập thể cấp ủy, lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt, kinh nghiệm quý của Quảng Ninh đã đúc rút trong quá trình phát triển là phải có quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị. Trƣớc hết là ngƣời đứng đầu chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm bám sát định hƣớng của Trung ƣơng và thực tiễn của tỉnh để mạnh dạn đề xuất, xây dựng triển khai các mô hình mới, cách làm mới đột phá, phát triển. Đồng thời, thƣờng xuyên rà soát, giám sát việc triển khai để kịp thời tháo gỡ, giải quyết hoặc chấn chỉnh.
1.4.3. Kinh nghiệm của Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Theo tinh thần của Nghị quyết TW6 khóa 12, Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh đã có Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021. Theo đó, trong 7 năm, Thành phố sẽ tinh giản 13.927 biên chế - khối hành chính là 1.311 ngƣời và khối sự nghiệp 12.616 ngƣời [33]. Việc tinh giản biên chế nhằm đƣa ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị những ngƣời dôi dƣ, không đáp ứng yêu cầu công việc, không phù hợp với vị trí việc làm; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…
Triển khai kế hoạch của Sở Nội vụ, Quận 1 nhanh chóng triển khai hoạt động sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế. Tinh thần chung của hoạt động tinh giản biên chế đƣợc Lãnh đạo Quận quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên
chức là lộ trình quy định, việc thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đƣợc các cơ quan, đơn vị triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và những ngƣời hoạt động không chuyên trách; bảo đảm thực hiện công khai, dân chủ và giải quyết đầy đủ chế độ chính sách theo đúng quy định, bảo đảm "không có rào cản, không có trƣờng hợp ngoại lệ".
Các cơ quan triển khai thực hiện luôn cố gắng xác định đúng đối tƣợng để tinh giản và quản lý biên chế hiệu quả cần thực hiện đồng bộ ở các cấp, ngành, cấp trên làm gƣơng cho cấp dƣới, với tinh thần chủ động, quyết liệt của ngƣời đứng đầu.
Đồng thời, nhờ thực hiện tinh giản biên chế với quan điểm là xem xét nhân sự ở cả quá trình, phải làm từ gốc trong công tác cán bộ song song với quản lý chặt biên chế, sử dụng số lƣợng biên chế thấp hơn đƣợc giao, đơn vị nào đang hoạt động tốt, không nhất thiết phải tăng cho đủ, Quận 1 luôn đảm bảo đạt chỉ tiêu tinh giản biên chế theo quy định.
Do đó, từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2019 Quận 1 đã tinh giản đƣợc 22 biên chế [33] trong khối hành chính nhà nƣớc. Các chế độ, chính sách đƣợc thực hiện đầy đủ. Từ đó, tạo đƣợc sự đồng thuận, thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ, công chức về công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Từ những thành công trên của các địa phƣơng, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì nhƣ sau:
Một là, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tƣ tƣởng và công tác dân vận tạo sự thống nhất nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội.
Hai là, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện với lộ trình phù hợp.
Ba là, Phát huy vai trò ngƣời đứng đầu và đề cao trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch.
Bốn là, việc thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế có thể đƣợc đƣợc gắn với triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù theo chủ trƣơng của Đảng và tùy vào tình hình thực tiễn địa phƣơng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của Luận văn đã tập trung xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Những khái niệm cơ bản đã đƣợc đƣa ra nhƣ tinh giản biên chế, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tinh giản biên chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Đồng thời, chƣơng này cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tinh giản biên chế, phân tích rõ sự ảnh hƣởng của các yếu tố này đến công tác tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Điều này sẽ có tác động rất lớn trong việc tìm ra các giải pháp phù hợp để khuyến khích những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của các yếu tố này tới tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
Nội dung chính của chƣơng 1 tập trung vào việc đƣa ra và phân tích nội dung tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Đây là cơ sở để chƣơng 2 tập trung phân tích nhằm làm rõ thực trạng tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cũng nhƣ tìm ra những giải pháp tăng cƣờng hoạt động này trong chƣơng 3.
Đồng thời, qua kinh nghiệm tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện của một số địa phƣơng, có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho huyện Ba Vì trong việc thúc đẩy tinh giản biên chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ Ở CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008 [28].
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đất đai huyện Ba Vì đƣợc chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện. Với những lợi thế về giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lƣu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp [28].
2.1.2. Về đặc điểm kinh tế- xã hội
Ba Vì có dân số hơn 265 nghìn ngƣời (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mƣờng, Dao). Ba Vì là địa phƣơng giàu truyền thống lịch sử, văn hóa xã hội. Ba Vì có 63 di tích lịch sử văn hoá đƣợc xếp hạng, đƣợc phân bố đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện.
Nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên cƣờng, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lƣợc. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hƣơng, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nƣớc. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chƣơng lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới.
Về phát triển kinh tế, trong những năm qua, đời sống kinh tế xã hội của địa phƣơng phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trƣởng kinh tế đạt 16%.
- Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trƣng Ba Vì đó là Chè sản lƣợng đạt 12.800 tấn/năm và sản lƣợng sữa tƣơi đạt 9.750