7. Ý nghĩa của luận văn
1.2.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên
phần phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thời gian qua và nâng cao hiệu quả giải quyết các TTHC cho nhân dân và tổ chức, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính.
1.2.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông cửa liên thông
Theo Quyết định 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình Chương trình Quốc gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016- 2020 quy định về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp như sau:
- Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4 tới người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng lộ trình, chọn lựa triển khai trong thực tế, bảo đảm hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
- Thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương.
- Ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng.
- Phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp tại các địa phương; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin.
- Nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.
Căn cứ những nội dung về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp trong Quyết định 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình Chương trình Quốc gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016- 2020 và nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, tác giả xây dựng nội dung ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông gồm những nội dung như sau:
1.2.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch và quy định cho ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
- Quy định về bảo mật và an toàn thông tin;
- Chương trình, kế hoạch cải cách hành chính có bao gồm nội dung ứng dụng CNTT;
- Quy định khuyến khích ứng dụng CNTT;
- Quy định về phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT trong toàn ngành;
- Quy định về chế độ ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách CNTT.
1.2.3.2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT đảm bảo thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Trang bị các thiết bị điện tử nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính, số lượng máy tính được kết nối internet, có mạng diện rộng. Bố trí trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật cơ bản bao gồm: máy chủ, máy tính, mạng máy tính, thiết bị bảo mật, thiết bị lưu trữ dự phòng, hệ thống camera giám sát, hệ thống âm thanh, hệ thống xếp hàng. Các thiết bị hỗ trợ nhân dân và tổ chức truy xuất, tìm kiếm thông tin như: màn hình điện tử, hệ thống quét mã vạch, kios thông tin, hệ thống trả lời tự động qua điện thoại, nhắn tin và truy cập trang thông tin điện tử, hệ thống lấy số xếp hàng, bảng thông tin điện tử, thiết bị tra cứu tình trạng hồ sơ, thiết bị lấy ý kiến đánh giá của người dân và tổ chức.
- Áp dụng phần mềm hệ thống quản lý hồ sơ hành chính trong quy trình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Phần mềm hệ thống quản lý hồ sơ hành chính được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của Bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, hỗ trợ giao dịch giữa tổ chức, công dân với cơ quan hành chính nhà nước và giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, hướng đến nền hành chính hiện đại.
Phần mềm quản lý hồ sơ hành chính phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Cho phép quản lý các quy trình xử lý TTHC, hệ thống biểu mẫu kèm theo các đơn vị thông qua giao diện người dùng.
+ Đồng bộ tương thích với các phương thức giao tiếp trực tiếp và thông qua các thiết bị điện tử được trang bị tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
+ Cung cấp công cụ quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
+ Cho phép tích hợp thông tin lên trang thông tin điện tử và hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.
- Xây dựng trang thông tin điện tử, thực hiện công khai TTHC.
1.2.3.3. Nguồn nhân lực và tài chính thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Nguồn nhân lực CNTT bao gồm: lãnh đạo đơn vị ứng dụng CNTT, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cán bộ chuyên trách về CNTT.
- Bồi dưỡng trình độ sử dụng máy tính của cán bộ, công chức
- Nguồn lực cán bộ chuyên trách CNTT. Ban hành các quy định về chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT.
- Công tác đào tạo về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức. Tiếp tục đào tạo cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế công tác cũng như giải quyết công việc thường ngày. Đào tạo, bồi dưỡng để mỗi cán bộ, công chức áp dụng thuần thục các quy trình quản lý theo TCVN 9001–2000.
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và phong cách giao tiếp ứng xử của đội ngũ cán bộ công chức. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử hành chính giữa cán bộ công chức với các tổ chức và công dân. Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân cho mỗi cán bộ, công chức.
- Nâng cao hiệu quả giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
- Kinh phí thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông được trích từ nguồn ngân sách nhà nước.
1.2.3.4. Cung ứng dịch vụ công trực tuyến
Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 về Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử nhà nước quy định dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
Dịch vụ công trực tuyến mang ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan công quyền cũng như người dân và doanh nghiệp.
- Đối với cơ quan công quyền: dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân có thể sử dụng các dịch vụ của cơ quan nhà nước ở mọi lúc, mọi nơi, từ đó, các cơ quan nhà nước có điều kiện phục vụ người dân một cách thuận tiện nhất, giảm thời gian, chi phí trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính. Đồng thời giảm áp lực “giấy tờ” tại các cơ quan công quyền.
- Đối với người dân và doanh nghiệp: dịch vụ công trực tuyến đã làm thay đổi cách thức sử dụng dịch vụ công đã dần lỗi thời cũng như tạo ra quyền chủ động cho người dân và doanh nghiệp trong việc lựa chọn loại dịch vụ phù hợp, tạo động lực thúc đẩy phát triển và cải thiện về mặt kinh tế, tinh thần cho người sử dụng.
Hiện nay, dịch vụ công trực tuyến được chia thành 4 mức độ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tụ hành chính đó.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện sẽ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tiếp các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử