7. Ý nghĩa của luận văn
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ
2.1. Tổng quan về Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế- xã hội của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một phố Thủ Dầu Một
Thành phố Thủ Dầu Một có địa giới hành chính với phía Đông giáp thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), phía Tây giáp huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), Nam giáp thị xã Thuận An và Bắc giáp Thị xã Bến Cát.
Với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thể thao, khoa học kỹ thuật, đào tạo của tỉnh Bình Dương, giúp tạo động lực thúc đẩy nhanh chóng tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, góp phần hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đây là đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đô thị loại I của tỉnh Bình Dương. Thành phố Thủ Dầu Một có mối quan hệ đặc biệt với các vùng chiến lược mà đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí địa lý thuận lợi nên các cơ quan nhà nước thuộc Trung ướng, tỉnh, cũng như nhiều cơ sở kinh tế và các hoạt động dịch vụ thương mại cao cấp cũng tập trung tại đây, tạo cơ hội cho thành phố Thủ Dầu Một có cơ sở phát triển nhanh và toàn diện. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố giai đoạn 2011- 2015 đặt 17.5- 18%, trong đó tốc độ tăng trưởng các ngành như Thương mại dịch vụ tăng bình quân đạt 27- 28%, chiếm 60- 61.7% GDP, Công nghiệp tăng bình quân từ 19- 20%, chiếm 38- 39.3%, nông nghiệp chiếm dưới 5%.
Xuất phát từ vị trí địa lý và các điều kiện nêu trên, thành phố Thủ Dầu Một phát sinh nhiều quan hệ giao dịch có liên quan tới tổ chức và công dân, trong đó có nhu cầu giao dịch về TTHC. Điều này đòi hỏi UBND thành phố thực hiện ứng dụng
CNTT góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC cho tổ chức và người dân trên địa bàn thành phố.